Friday 31 December 2010

Dai hoi 11 cua dang VGCS

Ðại hội 11 của đảng VGCS



Trở lại Trang Quan điểm thời sự


Trần biển Ðông


Bắt đầu vào tháng 12/2010, ở hải ngoại, Bùi Tín là người năng nổ nhất trong việc viết bài dâng ý kiến lên “đảng”. Thực tế nội dung của những bài viết là cách bôi son tô hồng cho cái đám dân chủ cuội ở trong nước.

Bài viết với tựa đề: “Bùi Tín viết riêng cho VOA* Thứ Ba, 30 Tháng 11 2010: Hiện tình đất nước: Thế lực đối lập đang tự khẳng định”. Ngay đoạn mở đầu, Bùi Tín viết:


“Ðảng Cộng sản Việt Nam đang trải qua một cơn sóng gió cực lớn, một cuộc thử thách hiểm nghèo, đúng vào lúc Ðại hội toàn quốc của đảng lần thứ XI đang đến gần. Các văn kiện dự thảo, từ Báo cáo chính trị đến Cương lĩnh quá độ lên CNXH và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2020) đều bị giới trí thức cao nhất của đảng bác bỏ, chỉ rõ là “xa rời nhân dân”, “xa rời cuộc sống”, “có quá nhiều sai lầm”, cần bỏ hẳn đi”, viết lại hoàn toàn.”


Bùi Tín là người xuất thân và thành “danh” từ cái ổ rắn độc này và, hơn ai hết, Bùi Tín thừa biết những trò chơi lừa dân, lừa người, kể cả quốc tế nữa. “Ðảng Cộng sản Việt Nam đang trải qua một cơn sóng gió cực lớn, một cuộc thử thách hiểm nghèo, đúng vào lúc Ðại hội toàn quốc của đảng lần thứ XI đang đến gần”, thì chính Bùi Tín dùng câu này để lừa người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Nhưng lừa ở chỗ nào và cái gì?


Bùi Tín, qua những giòng viết mở đầu, hoàn toàn không có chút gì đáng gọi là lo cho đất nước, mà chỉ lo cho cho sự tồn tại của đảng. Bùi Tín không cho biết sóng gió, thử thách hiểm nghèo từ đâu đến, chỉ nói bâng quơ không thuyết phục. Bởi vì, kể từ cái ngày ra đời tới bây giờ, bọn Việt gian cộng sản luôn luôn trong tình trạng đấu đá, chém giết nhau để tranh quyền lợi, nhất là vào thời kỳ các đại hội đảng. Ðồng thời, dùng làm liều thuốc an thần cho mọi người uống để yên tâm và, nếu muốn chúng “nguy” hơn thì nên ủng hộ cái đám Việt gian, trí thức già... mà Bùi Tín cẩn trọng, ưu ái gọi là “giới trí thức cao nhất của đảng”. Một cách lừa có bài bản, nhưng là loại bài bản đã dùng quá nhiều lần. Cũng cái kiểu như: các nhà dân chủ cuội: Trần Ðộ, Nguyễn thanh Giang, Trần Khuê... vài năm trước đây.


Báo cáo chính trị, cương lĩnh v.v... mà các đại gia, hay đúng hơn là những tên trí thức, Việt gian già, cả đời ăn trên ngồi trốc, bây giờ mới thò miệng ra, khi chúng thừa biết rằng tất cả mọi sự việc đã được quyết định và chỉ chờ cái đại hội 11 nhất trí biểu quyết chấp thuận mà thôi. Trò chơi này đã được diễn đi diễn lại nhiều lần rồi, nên nó trở thành nhàm chán... giống như cái tên “bùi tín” ở hải ngoại. Rõ ràng là Bùi Tín đang trồng những cây cổ thụ dân chủ cuội của đảng Việt gian cộng sản vào cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Và, ít ra, cũng có thể coi đây là chiến thuật hay ván bài mới trong chiến dịch “dập tắt mọi cuộc đấu tranh để chính thức thiết lập các chi bộ đảng trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại”. Một công đôi việc - vừa đại hội đảng vừa thực thi NQ36.


“Thế lực đối lập đang tự khẳng định”? Bùi Tín đã mù hay giả vờ ngây thơ cụ rằng không biết đến cái hệ thống đảng Việt gian cộng sản; đến cái gọi là hiến pháp; đến cái gọi là “tổ chức bảo vệ đảng”: công an, quân đội nhân dân, tòa án; mặt trận tổ quốc v.v... Cái “thế lực đối lập đang tự khẳng định này” sẽ đứng ngoài hay cũng sẽ là thành viên của “mặt trận tổ quốc”? Không thấy Bùi Tín đề cập đến!


Thì đây, ngay trong đoạn mở đầu cho thấy mấy thằng già, những thằng trí thức Việt gian này đối lập chỗ nào, khi chúng chỉ kêu gọi “viết lại hoàn toàn”, có nghĩa là: đảng nên viết lại những văn bản của đại hội cho có sức thuyết phục hơn để lừa nhân dân Việt Nam, nhất là người tị nạn cộng sản ở hải ngoại, thì mới mong thành công để tiếp tục thống trị Việt Nam! Phải nói đây là những ý kiến có tính cách “cố vấn” - không phải là đối lập - như Bùi Tín hô hoán là “thế lực đối lập đang tự khẳng định”. Bùi Tín tiếp tục chơi trò tráo bài ba lá. Xin trích lại: “Các văn kiện dự thảo, từ Báo cáo chính trị đến Cương lĩnh quá độ lên CNXH và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010-2020) đều bị giới trí thức cao nhất của đảng bác bỏ, chỉ rõ là “xa rời nhân dân”, “xa rời cuộc sống”, “có quá nhiều sai lầm”, cần bỏ hẳn đi”, viết lại hoàn toàn.”


Cái “thế lực đối lập đang tự khẳng định” là thế lực nào mà, đã dám công khai xuất hiện? Mấy thằng Việt gian, trí thức già hưởng ân sủng của đảng mà dám tự “đối lập” trong khi đó thì giữ chặt thẻ đảng? Thật là tào lao, vì chúng phải được phép “đảng của chúng” cho ra mặt... để xoay chiều gió cho cái đại hội 11 của chúng được êm thắm thành công và đại... thành công trong tiến trình thống trị Việt Nam để đàn áp, cướp tài sản, ruộng đất của nhân dân Việt Nam và, đặc biệt, dâng đất nước cho Tàu cộng. Vậy mà Bùi Tín viết cứ như là người của “phe đối lập” nhưng lại lòi cái đuôi bảo vệ đảng.


Bây giờ nhìn lại cái cố ý đưa người đọc vào trạng thái mơ hồ của Bùi Tín. Con cáo già trong ngành tuyên truyền với 47 năm kinh nghiệm của đảng Việt gian cộng sản viết như sau:


“Chúng ta đều biết sau Đại hội đảng CS XI, có Ban chấp hành Trung ương mới, có Bộ Chính trị mới, đều do Bộ Chính trị hiện tại cử ra theo tiêu chuẩn của họ, theo hình ảnh của chính họ, họ sẽ phân công nhau, chia ghế cho nhau, cũng giữa 4 bức tường, sau lưng nhân dân, ai sẽ là Chủ tịch nước, ai là Chủ tịch Quốc hội, là Thủ tướng, ai là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao… cầm vận mệnh của đất nước. Và sau đó sẽ là việc «bầu» ra Quốc hội khóa XIII, qua công cụ của đảng là Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, theo câu châm ngôn dân gian: đảng chỉ tay, Mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay!”


“Chúng ta đều biết sau đại hội đảng CS XI...”, chúng ta là ai vậy? Xin nói ngay, “chúng ta” ở đây là Bùi Tín và đồng bọn; người Việt Nam chân chính không có trong hai từ “chúng ta” của bọn Việt gian. Ðừng chơi trò vơ đũa cả nắm, cứ như là cái đảng Việt gian cộng sản là của họ. Nhân dân trắng tay, thì nhân dân sẽ phải tính sổ bọn chúng khi tình thế cho phép.


Dù không được chia ghế nào, Bùi Tín “tự” (cũng như thế lực đối lập đang tự khẳng định) viết bài bảo vệ đảng theo tiêu chuẩn... đúng theo nhu cầu đảng cần; cái khác ở đây là Bùi Tín ở hải ngoại, không ở giữa bốn bức tường, như bọn Việt gian ở trong nước. Phải nói như vậy vì Bùi Tín dám viết: “Và sau đó sẽ là việc «bầu» ra Quốc hội khóa XIII, qua công cụ của đảng là Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, theo câu châm ngôn dân gian: đảng chỉ tay, Mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay!


Nếu là một người Việt Nam chân chính, thì cái đoạn viết trích phía trên, phải có giá trị, không riêng cho Bùi Tín, mà cho cả nhóm Bùi Tín. Nhưng, xét quá trình hoạt động của Bùi Tín từ ngày hiện diện ở hải ngoại đến nay, Bùi Tín không cho thấy điểm nào đáng gọi là “lo” cho đất nước - chỉ lo cho sự an nguy của đảng (việt gian) cộng sản – và – bôi tro trát trấu quân dân miền Nam Việt Nam.


Một người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ, đã sống ở hải ngoại gần 20 năm, thấy được sự thật những gì mà đảng cộng sản (của Bùi Tín) đã tàn phá đất nước, dân tộc, truyền thống, văn hóa... đồng thời, dâng đất nước cho Tàu cộng, nhưng tư duy đã không thay đổi, chỉ tìm mọi cách bảo vệ đảng của hắn. Nếu nói rằng những nhận xét trên là sai, Bùi Tín phải là một kịch sĩ thủ vai “nhà dân chủ... cuội” trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, như người tị nạn đã nhận diện từ lâu.


Dù đảng Việt gian cộng sản có thay đổi, ngụy trang dưới bất cứ bộ mặt nào, dưới bất cứ cái tên gì..., Bùi Tín phải hiểu rằng, bản chất Việt gian của chúng sẽ không bao giờ thay đổi. Chỉ có một con đường duy nhất để tránh khỏi những đáng tiếc sẽ xảy ra, chúng phải ra đi. Ðây là vấn đề tất nhiên phải đến. Ra đi trong yên ổn hay... là tùy chúng quyết định.

Ðại hội đảng cộng sản chỉ là kết quả của những đấu đá tranh giành nhau vai trò Việt gian số một mà thôi.


Trần biển Ðông


Ngày 31/12/2010
___


*Tất cả những bài viết của Bùi Tín gần đây, đều có nhãn hiệu “viết riêng cho đài VOA” (không biết đây có phải là điều “vinh dự” của cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận, tuyên truyền lừa nhân dân Việt Nam và thế giới của đảng Việt gian cộng sản?) để người tị nạn cộng sản tin vào những gì mà “cựu phó tổng biên tập” viết? Thực dân đào tạo và để lại Việt Nam khá nhiều “trí thức thuộc địa”, mà “ông tây, bà đầm” là tiêu chuẩn của họ từ tinh thần đến thể xác. Cái tên VOA hay BBC... là biểu tượng đáng tin chăng???

Quý vị có thể trực tiếp vào Blog Biển Ðông 75, xin theo những cách sau đây:

1. Vào http://www.yahoo.com/ 
2. Ðánh "biendong75" rồi Click Search
3. Click vào những titles "bien dong, mưa, ..."

Hay vào trực tiếp: http://biendong75.blogspot.com/

Saturday 13 November 2010

Hon Tu Si


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


       Hồn Tử Sĩ
                                                                   Nhạc & Hòa âm: Ngô Ðình Thiện

Trở lại Trang Nhạc Việt


Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK

Toi la nguoi ti nan


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


       Tôi là người tị nạn
                                              
                                                        Nhạc & Hòa âm: Ngô Ðình Thiện
Trở lại Trang Nhạc Việt


                      Trân trọng mời quý Bạn viếng thăm Web Biển Ðông, xin Click vào:
                                                  http://www.biendong75.net/    

Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK



Sunday 3 October 2010

Viet su 12


Việt Nam sử lược



Biển Ðông


Trở lại Trang Sử Việt


Biển Ðông

Bài 12

Nhà Tiền Lý

1.Lý Nam-đế
2.Triệu Việt-vương
3.Hậu Lý Nam-đế

1- Lý Nam-đế (544-548)

Năm Tân-dậu (541) là năm Ðại-đồng thứ 7 đời vua Vũ-đế nhà Lương, ở huyện Thái-bình (cứ theo sách “Khâm-định Việt-sử” thì huyện Thái-bình thuộc về Phong-châu ngày trước, nay ở vào địa-hạt tỉnh Sơn-tây nhưng mà không rõ ở chỗ nào, chứ không phải là phủ Thái-bình ở Sơn-nam mà bây giờ là tỉnh Thái-bình) có một người tên là Lý Bôn, tài kiêm văn võ, thấy nước mình trong thì quan-lại Tàu làm khổ, ngoài thì người Lâm-ấp cướp phá, bèn cùng với những người nghĩa-dũng nổi lên, đánh đuổi Tiêu Tư về Tàu, rồi chiếm giữ lấy thành Long-biên.

Lý Bôn có người gọi là Lý Bị, vốn dòng-dõi người Tàu. Tổ-tiên ở đời Tây-Hán phải tránh loạn chạy dang Giao-châu, đến lúc bấy giờ đã là bảy đời, thành ra người bản-xứ. Khi chiếm giữ được đất Giao-châu rồi, ông sửa sang mọi việc, định lập nghiệp lâu dài. Qua năm quí-hợi (543) quân Lâm-ấp lại sang phá quận Nhật-nam, Lý Bôn sai tướng Phạm Tu vào đánh Cửu-đức (Hà-tĩnh), người Lâm-ấp thua chạy về nước.

Găm Giáp-tí (544) đời nhà Lương bên Tàu, ông Lý Bôn tự xưng Nam-việt đế, đặt-quốc hiệu là Vạn-xuân, niên-hiệu là Thiên-đức, rồi phong cho Triệu Túc làm thái-phó, Tinh Thiều làm tướng văn, và Phạm Tụ làm tướng võ.

Năm ất-sửu (545) vua nhà Lương sai Dương Phiêu sang làm thứ-sử Giao-châu, và sai Trần bá Tiên đem quân sang đánh Nam-việt. Lý Nam-đế thua phải bỏ Long-biên chạy về giữ thành Gia-ninh (huyện Yên-lãng, tỉnh Phúc-yên), Trần bá Tiên đem quân lên vây thành Gia-ninh, Lý Nam-đế chạy về giữ thành Tân-xương, tức đất Phong-châu cũ thuộc tỉnh Vĩnh-yên bây giờ.

Quân nhà Lương lại tiến lên đuổi đánh, Lý Nam-đế thấy thế mình yếu, chống không nổi, mới rút quân lên đóng ở động Khuất-liêu (thuộc đất Hưng-hóa), để đợi thu xếp được quân-sĩ lại ra đánh. Ðược non một năm, Lý Nam-đế đem hai vạn quân ra đánh với Trần bá Tiên ở hồ Ðiển-triệt, lại thua, Lý Nam-đế bèn giao binh-quyền lại cho tả-tướng quân Triệu quang Phục chống nhau với quân nhà Lương rồi trở về Khuất-liêu.

Triệu quang Phục là con quan thái-phó Triệu Túc, người ở Châu-diên (Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-yên) theo cha giúp Lý Nam-đế lập được nhiều công, nay đem quân chống cự với nhà Lương ít lâu, rồi sau thấy thế quân Tàu còn mạnh, địch không nổi, bèn rút quân về Dạ-trạch. Dạ-trạch là chỗ đồng lầy, chung quanh cỏ mọc như rừng, ở giữa có bãi cát làm nhà được. Triệu quang Phục vào ở đấy ngày nấp ẩn, tối thì cho lính chở thuyền độc-mộc ra đánh quân của Trần bá Tiên, cướp lấy lương-thực về nuôi quân sĩ. Trần bá Tiên đánh mãi, không được. Người bấy giờ gọi Triệu quan Phục là Dạ-trạch-vương.

2- Triệu Việt-Vương (549-571)

Năm mậu-thìn (548) Lý Nam-đế ở trong Khuất-liêu phải bệnh mất, sang năm sau Triệu quang Phục ở Dạ-trạch được tin ấy bèn xưng là Việt-vương. Bấy giờ quân của Việt-vương đã sắp hết lương, mà mãi không phá được quân Tàu. May nhờ gặp lúc ở bên Tàu có loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương phải triệu Trần bá Tiên về để người tì-tướng là Dương Sàn ở lại chống cự với Triệu quang Phục. Quang Phục mới thừa thế đem quân ra đánh phá quân Tàu, rồi về lấy lại thành Long-biên.

Khi Lý Nam-đế thất thế chạy về Khuất-liêu thì người anh họ là Lý thiên Bảo cùng với người họ là Lý phật Tử đem quân chạy vào quận Cửu-chân, rồi bị quân nhà Lương đuổi đánh chạy sang Lào, đến đóng ở động Dã-năng, xưng là Ðào-lang-vương, quốc hiệu là Dã-năng.

Năm ất-hợi (555) là năm thứ 7 đời Triệu Việt-vương, Lý thiên Bảo mất, không có con, binh-quyền về cả Lý phật Tử. Ðến năm đinh-sửu (557) Lý phật Tử đem quân về chống với Triệu Việt-vương. Ðánh nhau mấy trận không được, Phật Tử mới xin chia đất giảng hòa. Triệu Việt-vương nghĩ tình họ Lý, cũng thuận chia đất cho Lý phật Tử.

Lý phật Tử đóng ở Ô-diên (nay ở vào làng Ðại-mỗ, thuộc huyện Từ-liêm, tỉnh Hà-đông). Triệu Việt-vương đóng ở Long-biên, lấy bãi quần-thần làm giới hạn (bãi ấy thuộc làng Thượng-cát, huyện Từ-liêm). Triệu Việt-vương lại gả con gái cho Phật Tử để tỏ tình hòa hiếu với nhau. Nhưng Phật Tử vẫn có ý muốn thôn tính, bởi vậy bề ngoài tuy là hòa hiếu, nhưng bề trong vẫn sửa-soạn để đánh lấy Long-biên.

Năm tân-mão (571), Phật Tử bất thình lình đem quân đánh Triệu Việt-vương. Triệu Việt-vương thua chạy đến sông Ðại-nha (nay ở huyện Ðại-an, tỉnh Nam-định), nhảy xuống sông tự tận. Người ở đấy cảm nhớ Triệu Việt-vương, mới lập đền thờ ở làng Ðại-bộ, gần huyện Ðại-an.

3- Hậu Lý Nam-Ðế (571-602)

Lý Phật Tử lấy được Long-biên rồi; xưng đế hiệu, đóng-đô ở Phong-châu (thuộc huyện Bạch-hạc, tỉnh Vĩnh-yên), sai Lý đại Quyền giữ Long-biên và Lý phổ Ðỉnh giữ Ô-diên.
Trong khi Lý phật Tử làm vua ở Nam-việt thì vua Văn-đế nhà Tùy đã gồm cả Nam Bắc nhất thống nước Tàu. Ðến năm nhâm-tuất (602) vua nhà Tùy sai tướng là Lưu Phương đem quân 27 doanh sang đánh Nam-việt.

Lưu Phương sai người lấy lẽ họa phúc để dụ Lý phật Tử về hàng. Hậu Lý Nam-đế sợ thế không địch nổi bèn xin về hàng.

Từ đất đất Giao-châu lại bị nước Tàu cai-trị vừa 336 năm nữa.

(Còn tiếp)


Biển Ðông

Trở lại Trang Sử Việt

Tieu Saigon 7

Truyện dài
Lý Tuấn
Bài 7



Tiểu Sài-gòn

Trở lại Trang Tiểu Thuyết


Biển Ðông





Đi viếng mộ ông bà về đến nhà thì gần ba giờ chiều. Minh không đi vì có việc riêng. Chờ Dũng nghỉ một lúc, Minh rủ Dũng đi uống cà-phê. Hai anh em lại đến quán cà-phê đêm trước. Quán rất vắng, chỉ lưa thưa có vài vị khách, có lẽ là dân thất nghiệp và cũng có thể không phải là giờ cà-phê. Cô Nguyệt mời hai anh em Dũng vào quán:


- Chào anh Minh, anh Dũng! Hai anh uống gì, và có dùng bánh không?


Minh quay nhìn Nguyệt:


- Cô cho hai ly bạc xỉu, giờ này uống cà-phê không thích hợp. Thêm hai bánh chuối.


Anh nhìn Dũng:


- Anh mệt hay sao mà trông tư lự thế?


- Không. Dũng đang bận tâm về những hình ảnh chứng kiến sáng hôm nay.


- Một lần nữa, em khuyên anh không nên bận tâm vì nó sẽ theo đuổi anh trong suốt thời gian nghỉ hè. Tốt hơn hết là nên nhìn nó như một thực thể không tránh được của quốc gia cho đến khi cuộc đổi đời xảy ra!


Cô Nguyệt hiện đến với đồ uống và bánh. Cô đứng phía bên Minh:


- Giờ này vắng khách, Nguyệt có thể ngồi đây nói chuyện với hai anh, không biết có làm phiền hai anh không?


Minh kéo ghế mời Nguyệt:


- Không có chi! Cô Nguyệt cứ tự nhiên. Càng thêm vui!


Dũng nhìn Nguyệt:


- Mời cô Nguyệt, chúng tôi rất hân hạnh được tiếp chuyện với cô. Riêng tôi, mấy ngày qua chưa có dịp nói chuyện với ai ngoài gia đình. Xin cảm ơn trước.


Nguyệt hỏi Dũng với giọng e dè:


- Hiếm có một người Việt Nam trẻ tuổi sinh trưởng ở hải ngoại mà nói được tiếng mẹ đẻ lưu loát như anh. Chắc ông bà thân sinh của anh đã mất nhiều thì giờ và khó nhọc lắm?


Bây giờ thì Dũng mới thấy được công lao khó nhọc của mẹ cha. Ông bà đã tận tụy, hy sinh quá nhiều trong việc nuôi nấng, dạy dỗ để có được một Dũng Việt Nam thuần túy. Một Dũng không ngượng và ngại ngùng khi sống và tiếp xúc với mọi người ngay trên đất nước của anh. Anh chậm rãi trả lời:

- Cảm ơn cô. Nhờ câu hỏi của cô, tôi mới nhận ra được sự hy sinh của cha mẹ tôi, cũng như thấu triệt được ý nghĩa của câu ca dao mà mẹ tôi thường ngâm:


“Công cha như núi thái sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”


- Trong mấy ngày qua anh đi thăm viếng những nơi nào?

- Hôm qua tôi đi thăm trung tâm Sài-gòn với Minh và Kim. Sáng nay vừa thăm viếng mộ phần ông bà nội tôi ở Biên Hòa về.


- Liệu Sài-gòn có làm anh luyến nhớ sau thời gian ở đây?


- Tôi không thể trả lời cô một cách dứt khoát được! Bởi vì, sự luyến nhớ còn tùy thuộc vào tư tưởng của từng người.


- Vậy tư tưởng anh như thế nào?


- Tư tưởng tôi? Tôi không biết những ngày tháng sắp tới có gì làm thay đổi không. Trong hiện tại, tôi nghĩ sự luyến nhớ của tôi – chắc chắn – sẽ là những điều buồn, rất buồn!


Nguyệt có vẻ ngạc nhiên:


- Anh buồn chuyện gì?


- Nhìn những đứa bé lang thang ngoài kia làm tôi buồn.


- Nguyệt phục anh thành thật và can đảm nói ra những gì mà người ta cố gắng dùng sự hào nháng bề ngoài của thành phố này để lấp liếm thảm trạng đó. Anh không giống những người chỉ biết nói hùa theo giọng lưỡi của kẻ cầm quyền là Sài-gòn ngày nay sang trọng, tự do… ăn chơi. Nguyệt không còn cách nào hơn nên đành phải nói ra những điều nhận xét của mình: Rằng có lẽ họ không biết bộ mặt bôi đầy son phấn của Sài gòn chỉ là tế bào ung thư mà chế độ đang cấy vào cơ thể đất nước ốm yếu này. Những cảnh đó cho thấy những người về đây dửng dưng quay mặt để yên tâm thỏa mãn cuộc vui trụy lạc trên giọt nước mắt đau khổ của đồng bào; đồng thời thích thú và hãnh diện với hành động tiếp tay chế độ đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân Việt Nam! Tuy nói như thế, Nguyệt không có ý định kết tội ai mà chỉ xót xa cho những thành phần đó có thể vì thiếu thông tin trung thực khiến họ không đặt trọng tâm. Từ tình huống đó, họ đã không nhìn ra hoặc phân biệt được sự khác biệt giữa thiện và ác của chế độ (thực ra thì chế độ này chỉ làm việc “ác” chứ chưa bao giờ làm việc “thiện”), để có cái nhìn sâu sắc vào thực trạng đất nước, để có thái độ và cách hành xử đúng mà người dân mong chờ. Ngày nay, về cái gọi là “đổi mới, mở cửa” được quảng cáo rầm rộ như là công trạng tuyệt vời của tập đoàn cầm quyền, nhưng thực chất của chính sách này không có nghĩa làm thăng tiến đất nước và đem lại tự do, hạnh phúc cho người dân Việt Nam, nó chỉ là mồi câu hấp dẫn lôi kéo Việt kiều về đây tụ tập nằm trong chính sách thu gom ngoại tệ, không chỉ làm giàu cho riêng mọi tầng lớp chức quyền, mà còn làm tăng cường sức mạnh cho bộ máy tuyên truyền của nhà nước, củng cố hệ thống đàn áp để bảo vệ cho việc độc quyền nắm giữ quyền lực lâu dài của đảng cộng sản, và còn nhiều nữa mà Nguyệt không thể nói hết được nhưng tin rằng anh sẽ đối diện trong những ngày sắp tới. Chỉ mong anh sẽ thẳng thắn thu nhận những gì chứng kiến làm nền tảng cho tư tưởng; làm nền móng cho bước khởi hành, nếu thực sự anh muốn tìm nó để làm dữ kiện có tầm ảnh hưởng đến quyết định cho mục đích và hành trình trong tương lai. Dù tiếp xúc với anh chỉ trong thời gian ngắn ngủi, nhưng nhìn tâm tư anh, Nguyệt tin tưởng là anh sẽ có thái độ và hành động thích ứng với tình trạng đất nước đòi hỏi ở anh, ở người thanh niên Việt Nam. Với niềm tin tuyệt đối, Nguyệt chắc rằng sẽ gặp lại anh tại thủ đô này với tình trạng của nước Việt Nam khác ngày hôm nay; tình trạng mà người dân Việt mơ ước hàng thế kỷ với bao thế hệ đã hy sinh bằng chính xương máu của mình cho một quốc gia Việt Nam “độc lập, dân chủ, tự do…” thực sự. Nhưng tiếc thay, nó vẫn còn là cái bóng mờ xa vì tập đoàn cầm quyền hiện nay chỉ là tay sai của ngoại bang, thực hiện quyền lợi của ngoại bang và của riêng chúng chứ không vì quyền lợi của đất nước và dân tộc này. Chúng ta không còn cách nào hơn là phải tiếp tục đấu tranh cho đến ngày toàn thắng. Lúc đó, Nguyệt sẽ hân hoan nói câu chúc mừng anh thành công.


- Vâng, cảm ơn cô. Tôi cầu mong sự hy vọng và lời chúc mừng của cô sẽ thành hiện thực. Đó là chuyện của ngày mai. Còn trong hiện tại, tôi rất muốn thấy những gì cô đã nói cũng như tin tưởng nó sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi. Một cách thành thật, xin thưa là cuộc gặp gỡ và tiếp xúc này làm tôi bắt đầu có ý nghĩ phải tự xét lại tư duy và hành động để có thể phân biệt được giữa cái sai và đúng; để có thể tự xác định được phương hướng của con đường tôi đang đi là đúng hay sai. Trong những phút giây ngỡ ngàng của ngày hôm nay tại quán cà-phê này, xin nhấn mạnh là tôi mới nhận ra mình là người lữ hành đang đứng trước ngã ba đường. Giờ thì tôi đã thấy hình bóng của ngã rẽ và chắc chắn sẽ có quyết định chọn con đường nào trong thời gian không xa. Từ ý nghĩ này, tôi mới biết là muốn giải quyết được những ưu tư mâu thuẫn bấy lâu nay cô đọng trong tâm tư thì phải can đảm đối diện với sự thật, và bằng chính lương tâm của một con người không vì quyền lợi cá nhân; không nhẹ dạ với tình cảm mà phải đặt quyền lợi đấu tranh cho đất nước lên trên hết; không nhắm mắt nghe theo những lời đường mật có tính cách ve vuốt tâng bốc cá nhân để tránh cạm bẫy. Ngoài những vấn đề đó, tôi hy vọng ba tuần nghỉ hè ở đây sẽ là thời gian giúp tôi trong việc tìm hiểu rõ ràng hơn những gì cần mà tôi đã không thấy, hoặc không tin khi nghe nói ở hải ngoại, để làm sự kiện thực hầu giải tỏa những thắc mắc đang đè nặng trong tâm tư tôi, và nó sẽ là nguyên tắc cho mọi hành động của tôi ở ngày mai. Ước mong cô Nguyệt sẽ không ngại ngùng cho biết thêm ý kiến về mọi vấn đề mà cô thấy có thể đem lại điều lợi ích cho tôi. Xin cảm ơn trước tất cả những gì cô không ngần ngại và vui lòng đáp ứng trong thời gian tôi ở đây.


- Không dám, cảm ơn anh. Để đáp lại lời anh, Nguyệt xin nêu ra đây một vấn đề nhỏ, thật nhỏ nên làm người ta không lưu tâm đến vì cho rằng nó không ở vào tầm cỡ có mức độ quan trọng. Nhưng nếu chịu khó tìm hiểu thì mới thấy cái ý đồ vô cùng thâm độc của đảng cầm quyền vì nó rõ ràng chứa đựng hàm ý chuyên chở nội dung rằng: “Họ Hồ là “cha” và đảng cộng sản của ông ta là “mẹ” của mọi người trên đất nước này”. Đó là việc họ ngang nhiên sửa lại ca dao cho thích hợp với mục đích hủy diệt nền tảng gia đình của dân tộc; xóa bỏ phong tục, tập quán, truyền thống đã có hàng bao ngàn năm để thay thế bằng văn hóa chủ nghĩa cộng sản; để biến mọi người công dân đất nước này chỉ biết cha mẹ và quốc gia của họ không ngoài “họ Hồ và đảng cộng sản cùng các ông Mác, ông Lê, ông Stalin, ông Mao…” Đây là một trong những cội nguồn của tội ác mà đảng cộng sản đã dùng bạo lực áp đặt lên đầu nhân dân Việt Nam. Nếu anh vui lòng đồng ý thì Nguyệt sẽ nói để góp phần vào việc giải tỏa thắc mắc cũng như sự lựa chọn của anh. Chỉ mong anh đừng nghĩ là Nguyệt lên lớp và có ý làm thầy.


Dũng khích động nhìn Nguyệt:


- Còn gì bằng. Một lần nữa, xin cảm ơn cô. Như đã nói, tôi không hề có ý nghĩ đó đâu.


- Lúc nãy anh có nói câu: “Công cha như núi…”, nếu sống ở đây như Nguyệt và anh Minh, anh phải nói là:


“Công bác như núi thái sơn


Nghĩa đảng như nước trong nguồn chảy ra”.


Dũng ngồi thừ người im lặng… và rút khăn tay ra lau mặt.


Minh bỗng lên tiếng:


- Anh Dũng ăn bánh và uống nước đi…


Dũng lấy lại bình tĩnh, ăn bánh uống nước xong, anh chậm rãi nói với Nguyệt:


- Tôi không nghĩ là đảng cộng sản đã sửa đổi câu ca dao đó. Có lẽ vì thù hận nên đồng bào sửa đổi để chế diễu đảng và chế độ?


Nguyệt nhìn Dũng với thái độ nghiêm trọng:


- Trước khi trả lời, xin phép anh cho Nguyệt nói về hai từ “thù hận” trong câu hỏi đó. Khi đặt ra vấn đề này cho câu hỏi là anh đã nhìn thấy tại sao người dân, tức là người bị trị, lại hận thù chế độ. Nguyệt đoán chừng là anh quá thành tâm tin người nên không nhận ra nó nằm ở góc độ nào của tình trạng vì đã không chịu suy nghĩ, nghiên cứu và tổng hợp để đi đến kết luận sự việc một cách nghiêm chỉnh, nên đã có thái độ dễ dàng xuôi chiều theo sự tuyên truyền gian manh của chế độ. Nếu bình tĩnh hơn, anh có thể khám phá ra cái gốc rễ của nguyên nhân là do sự dễ tin của người thanh niên với nhiệt tình yêu nước, nhưng tiếc là chưa sống dưới chế độ này để có dịp cầm thước đo lường thực tế; để có dịp phân tích, so sánh về lời nói và hành động của chúng, kể từ khi cái đảng cộng sản đó ra đời, có đi đôi với nhau hay không? Đó là một khía cạnh. Còn nhiều khía cạnh khác anh cũng có thể nhìn thấy mà không cần mất thì giờ và sống ở đây như Nguyệt… vì câu hỏi của anh đã nói lên tất cả. Hoặc, anh chỉ cần tỉnh táo hoàn toàn để nhớ rằng: “Tên cướp không bao giờ nhận mình là kẻ cướp nếu chưa bị bắt! Tập đoàn đảng cướp cộng sản Việt Nam có cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ với tài chánh dồi dào… chúng thừa khả năng biến khỉ thành người!” Cái cốt lõi nằm ở chỗ đó. Tóm lại, nói thế không có nghĩa là coi thường anh, nhưng phải nói vì thấy anh đã để lộ sự lưỡng lự và bỡ ngỡ khi nhìn thấy những gì trái với những gì mà anh đã đặt niềm tin tưởng từ hải ngoại. Đề nghị khi nói đến “thù hận”, anh nên tự hỏi tại sao người bị trị phải chọn con đường đó; và cũng mong anh hiểu một điều đơn giản, thật đơn giản rằng “nó chỉ xảy ra do sự độc tài, tàn bạo, phi nhân của bọn người cai trị”. Nếu ai nhìn đất nước với tấm lòng yêu nước của một người Việt chân chính, chắc chắn sẽ thấy đảng cộng sản kéo ngược đà tiến của dân tộc, đồng thời bối cảnh phi nhân quyền sẽ không bao giờ giải quyết được khi tình trạng hiện tại không thay đổi. Nó chỉ có thể giải quyết được khi một nhân tố trong hai nhân tố đó phải biến mất và, đương nhiên, không sớm thì muộn nó phải xảy ra. Từ thực thể lịch sử của dân tộc và niềm tin phát xuất từ con tim, Nguyệt tin tưởng đất nước là nhân tố bất biến dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Trong hiện tại, do bạo lực đàn áp nên nhân dân Việt Nam chưa thể xoay chuyển được tình trạng tồi tệ này, sự nói lên lòng căm thù của họ qua ca dao, câu vè… là điều tất nhiên và không có gì đáng ngạc nhiên. Đó cũng là dấu hiệu chuyện gì phải đến nó sẽ đến mà thôi. Bây giờ xin trở lại chuyện ca dao mà anh không tin đảng cộng sản đã sửa đổi. Xin thưa là tài liệu của chúng còn đó, anh có thể sưu tầm ra nó không khó… Nhưng câu hỏi đặt ra đây là tại sao chúng lại sửa đổi câu ca dao đó? Xin trả lời theo ý Nguyệt, sự sửa đổi đó nằm trong đường lối giáo dục thanh thiếu niên của đảng, mục đích không ngoài việc trói buộc họ phải trung thành và chỉ biết họ Hồ và tập đoàn đảng cộng sản là chân lý vĩnh cửu, để hủy diệt tất cả mầm mống về nhân tính “thiện” của con người trong con người, hầu tiến đến cái đích cuối cùng là trung thành và tận tâm phục vụ chúng như những người máy mà không cần biết đến đạo lý làm người, từ lúc còn nhỏ cho đến khi lớn khôn. Nói cách khác, con người sinh ra trong chế độ này thì tình máu mủ gia đình không còn nữa, tất cả phải chịu sự tẩy não, huấn luyện để chỉ còn “tính đảng và thờ bác hoặc chấp nhận thân phận của kẻ nô lệ”. Nếu ai đi ngoài con đường ấn định này thì sẽ bị đi tù hoặc bị diệt. Đó là đại vấn nạn của quốc gia. Còn, thực tình anh muốn nghe những gì mà đồng bào sửa lại, Nguyệt có thể nói ra nếu anh không nghĩ đó là chuyện bịa đặt. Anh có chịu không?


- Dũng rất sẵn sàng.


- Tên hiệu của nước hiện nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thì người dân đổi thành: “Cộng không chia thành xã hội bất nghĩa”.


Dũng… đành phải cười:


- Tại sao lại bất nghĩa?


- Tại vì những người lãnh đạo đất nước này là bọn bất nhân, bất nghĩa. Chúng giết nhau như ngóe để tranh giành quyền lực, quyền lợi thì xá chi cảnh những trẻ con mà anh vừa nói và buồn. Đó là kết quả tất yếu của cái đảng độc quyền chính trị và mọi thứ… cai trị đất nước, mà từ thượng đỉnh xuống đến hạ tầng chỉ gồm toàn những con người vô liêm sỉ, mất tính người. Nguyệt nói với thái độ tức giận.


Dũng lặng thinh suy nghĩ một lúc:


- Đây là lần đầu tiên trong đời, Dũng may mắn học được bài học thực tế. Sự xuất hiện của bài học thực tế quí giá này thật đúng lúc. Xin xác nhận là nó có tác động cực mạnh đang làm tan cụm mây đen bao phủ sự suy tư trong tâm hồn tôi. Bây giờ Dũng mới hiểu rằng: “Cứ đứng ở một góc trời mà nghe nói, tưởng tượng… thì sai bét. Quả thật câu ‘có nằm trong chăn mới biết chăn có rận’ của người xưa thật là đúng, là chí lý!”


Minh đột nhiên xen vào:


- Chưa đủ, còn nhiều nguyên nhân nữa khiến con người mất hẳn lương tri để nhìn những con rận đó thành những hình nhân vĩ đại mà họ cho rằng cứ chịu khó cúi đầu, uốn cong lưng một chút thì sẽ được sánh vai với nó. Cũng chính vì điều đó mà nó đã và sẽ gây không biết bao khó khăn, khốn khổ cho dân tộc. Tuy nhiên, qua những cuộc nói chuyện với anh trong ba ngày qua, em thấy anh không thuộc thành phần đó. Ước mong anh Dũng của em sẽ là một người anh xứng đáng trong gia đình.


Nhìn Minh và Nguyệt, Dũng nói với giọng xa xôi:


- Những khắc khoải của Dũng về đất nước từ mấy năm qua, nhờ vào cuộc tiếp xúc cho dù ngắn ngủi này, cũng đủ khiến Dũng thấy như có một tia sáng với nhiều màu sắc rực rỡ đang soi rọi vào tâm hồn. Dũng sẽ để tia sáng đó tan loãng vào tâm tư của mình, với tin tưởng rằng nó là ánh sáng của ngọn hải đăng hướng dẫn Dũng về cả hai mặt tinh thần và hành động trong tương lai.


Một tuần qua, trong Dũng có nhiều thay đổi. Anh cảm thấy yêu đời vì nghĩ rằng: “Ta đã tìm được ánh sáng chân lý”. Tuy nhiên, ánh sáng chân lý đó phải được chứng nghiệm rõ ràng bằng những thử thách mà anh tự đặt cho chính mình, có nghĩa là: Nghe, đọc là một chuyện – thực tế là chuyện khác! Cả hai phải được so sánh, cân nhắc cẩn thận trước khi có quyết định và không thể để nó dính líu đến tình cảm vu vơ! Anh cảm thấy hài lòng với ý nghĩ này, và cho đó là kết luận đứng đắn nhất vì giờ đây trắng, đen không còn nằm trong phạm trù mơ hồ làm anh khó xử như trước đây. Đồng thời, anh nhận thấy: Bố và anh Trung đã hoàn toàn đúng từ tư tưởng đến hành động!


(Còn tiếp)


Biển Ðông

Trở lại Trang Tiểu Thuyết

Saturday 11 September 2010

Thăng Long ngàn năm

Thăng Long Ngàn Năm



Trở lại Trang Quan điểm thời sự



Trần biển Ðông


Ðảng Việt gian cộng sản chuẩn bị và rầm rộ quảng cáo “đại lễ Thăng Long ngàn năm” sẽ tổ chức tại Hà nội, nhưng không đúng vào ngày lịch sử Việt Nam đã ghi chép, tháng 7 năm 1010 (theo sách Việt Nam Sử Lược, tác giả: Trần Trọng Kim), mà lại vào ngày 1/10/2010: “ngày quốc khánh của Tàu cộng”. Có vấn đề gì đây?


Cái trước tiên là duyệt xét lại tất cả những lễ lộc mang tính cách quốc gia do chúng tổ chức kể từ sau khi cướp được phân nửa đất nước là miền Bắc, tháng 7/1954, cho đến ngày nay.


Nhìn chung thì những lễ lộc lớn của bọn Việt gian cộng sản không cho thấy ngày nào được ghi nhận là lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lễ lộc của chúng gồm: 3 tháng 2, ngày đảng Việt gian cộng sản ra đời; sinh nhật tên gián điệp lãnh lương quốc tế 3 cộng sản họ Hồ 19/5; ngày phụ nữ 8/3; ngày 2/9; ngày hoàn tất cuộc xâm lươc miền Nam bằng vũ lực, 30/4 v.v...


Ngay như trong giáo trình của chúng, học sinh, sinh viên phải học lịch sử đảng, lịch sử của Mác-Lê, Hồ v.v..., hoàn toàn toàn không có gì được coi là lịch sử Việt Nam để các thế hệ sau biết nguồn gốc của mình.


Họ Hồ đã khẳng định là “người cộng sản không có tổ quốc” đăng trên tờ “Người cùng khổ” (Le Paria) vào đầu thập niên 20, thế kỷ 20 vừa qua.


Họ Hồ đã “tôi tôi, bác bác” với Ðức Thánh Trần; và mới đầu năm nay chúng âm thầm đưa văn công qua Tàu cùng tổ chức cái gọi là “Hai Bà Trưng tế Mã Viện”, xem hình ảnh trong blog này:
                                          http://biendong75.blogspot.com/2010/03/hai-ba-trung.html

Trước khi lìa đời xuống hỏa ngục, Hồ chí Minh viết di chúc rằng, hắn đi gặp các “cụ” Mác-Lê và các “đàn anh” cách mạng cộng sản khác, đâu có đi gặp “Tổ tiên Việt Nam” để mà nói rằng hắn và lũ đồ đệ là người Việt Nam!

Tên viện trưởng viện sử học đầu tiên của chúng là Trần huy Liệu đã viết trong lịch sử đảng của chúng rằng: “Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi đảng (cs) ra đời!” - Sự khẳng định bằng giấy trắng mực đen này là: lịch sử Việt Nam không phải của chúng, nhưng chúng vẫn tổ chức "đại lễ Thăng Long ngàn năm" là phải có mục đích hẳn hoi.


Sau khi hoàn tất việc dùng vũ lực chiếm miền Nam cho Nga-Tàu đỏ, toàn nước Việt Nam đặt dưới sự thống trị của đảng Việt gian cộng sản. Chúng thiết lập một nước Việt Nam đúng theo lời tuyên bố của tên gián điệp họ Hồ là, Việt Nam là một chi bộ của cộng sản quốc tế. Từ đây, Việt Nam bắt đầu đặt dưới sự thống trị của bọn người “vô tổ quốc”. Và cũng từ đó: đất, biển, hải đảo bị công khai dâng cho Tàu cộng; những cái gọi là “đất cho Tàu cộng thuê, thầu” được thực hiện dưới chiêu bài “16 chữ vàng và 4 tốt” giữa hai đảng Việt gian cộng sản và đảng cộng sản Tàu.


Việt Nam dưới sự thống trị của bọn “vô tổ quốc” thì, việc dâng đất, biển, hải đảo và tài nguyên của đất nước và dân tộc Việt Nam cho Tàu cộng, là công việc đối với chúng chỉ là việc thi hành bổn phận với quan thầy; vì tổ tiên của người Việt Nam là của người Việt Nam, đâu phải của bọn Việt gian cộng sản. Vấn đề này đã được họ Hồ khẳng định cùng trong lịch sử đảng của chúng từ lâu rồi.


Theo như những tin tức phổ biến trên các phương tiện truyền thông, cuộc tổ chức “đại lễ Thăng Long ngàn năm” tốn kém khoảng trên 4 tỉ đô-la. Sự tốn kém này sẽ là một gánh nặng to lớn cho dân tộc Việt Nam về sau này.


“Ðại lễ Thăng long ngàn năm” chỉ có mục đích tuyên truyên lừa người Việt Nam chân chính từ trong nước ra hải ngoại, rằng: chúng cũng là người Việt Nam... để khỏa lấp những tội ác của chúng, nhưng không thể che dấu được vì tổ chức cùng vào ngày “quốc khánh” của Tàu cộng; nghĩa là Tàu cộng muốn thế giới biết rằng: tên “nước Việt Nam” chỉ là hình thức mà thôi, đám cộng sản hiện đang thống trị Việt Nam là những quan thái thú của chúng! Người Việt Nam cũng thừa biết điều này! Người Việt Nam còn phải đấu tranh và đấu tranh tới cùng cho đến khi dẹp được cái đảng Việt gian cộng sản thì mới giữ được đất nước của mình!


Thời gian đã đủ dài để mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức ra rằng: dù với bất cứ hoàn cảnh nào và với chiêu bài nào, cái gọi là “đảng cộng sản Việt Nam” chỉ là tổ chức của một bọn người không nguồn gốc, phục vụ ngoại bang, sống chết vì ngoại bang!


Trong thời gian gần đây, Nguyễn tấn Dũng, quan thái thú thủ tướng ngụy quyền cộng sản, đã “huấn thị” công an của chúng, nhắc lại bổn phận và nhiệm vụ của bọn này là: “bảo vệ đảng Việt gian cộng sản” trong bất kỳ tình huống nào... dù có phải tàn sát nhân dân Việt Nam. Xin nhớ rằng đây là lệnh của thái thú Nguyễn tấn Dũng – không phải là lời “nhờ” công an “bảo vệ đảng”. Xin đừng lầm, dù là vô tình!


Tấm bảng treo trước trụ sở công an của đảng Việt gian cộng sản tại 44 Yết Kiều, Hà nội, với sự khẳng định như sau: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình”; tiếp theo đó là tên chánh văn phòng công an tỉnh Thanh hóa, Trần văn Thực tuyên bố: “Ðể bảo vệ đảng cộng sản, lực lượng công an chúng tôi sẵn sàng nghiền nát cả dân tộc này", nếu họ có ý đồ chống lại đảng, nhà nước và chế độ!”


Ðây là nhiệm vụ của bọn cộng an của đảng Việt gian cộng sản, nghĩa là chúng sẵn sàng đàn áp, bắn giết nhân dân Việt Nam để bảo vệ đảng của chúng. Ðừng lầm bọn này giống như công an của các quốc gia dân chủ!




Ðây là sự chuẩn bị cho “đại lễ Thăng Long ngàn năm” của đảng Việt gian cộng sản!


“Ðại lễ Thăng Long ngàn năm” chỉ là vở kịch vĩ đại mà chúng tổ chức nhằm đạt sự đồng tình của nhân dân Việt Nam. Có đạt được những đồng tình này thì chúng mới có thể lèo lái nhân dân Việt Nam, nhất là người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, vào con đường “chống Tàu” dưới lá “cờ đỏ” của chúng! Ðây mới đích thực là chủ trương của chúng, và cũng để hỗ trợ cho bọn tay sai ở hải ngoại đang cố gắng đẩy người tị nạn cộng sản vào con đường bán nước của bọn Việt gian cộng sản. Trong khi đó, đất, biển, hải đảo, tài nguyên thiên nhiên thì lại do chính chúng dâng cho quan thầy Tàu cộng!!!


Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng không dùng ngày “sinh nhật của Viêt gian họ Hồ; hay ngày 30/4 để vận động nhân dân Việt Nam, đặc biệt là người Việt tị nạn ở hải ngoại, cho mục tiêu của chúng?” Vui lòng suy ngẫm thì sẽ tìm ra câu trả lời!


Kẻ nào, bè đảng nào lợi dụng lịch sử cho những mục tiêu đen tối để thủ lợi, sẽ bị lịch sử trừng phạt. Không ai có thể đoán và lường trước được sự trừng phạt này!

"Ngàn năm văn vật nay còn đâu?"


Ngày 10/09/2010 
Biển Ðông

Sunday 15 August 2010

Mua...


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


             Mưa
                                                              
                                                        Nhạc và Hòa âm: Ngô Ðình Thiện
Trở lại Trang Nhạc Việt

                      Trân trọng mời quý Bạn viếng thăm Web Biển Ðông, xin Click vào:
                                                  http://www.biendong75.net/    

Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK



Sunday 18 July 2010

Chieu nang ha


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


       Chiều nắng hạ
                                                                        
                                                        Nhạc và Hòa âm: Ngô Ðình Thiện
Trở lại Trang Nhạc Việt

Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK

Saturday 10 July 2010

Tieu Saigon 6

Truyện dài
Lý Tuấn
Bài 6



Tiểu Sài-gòn

Trở lại Trang Tiểu Thuyết


Ngồi trên xe, Dũng có cảm tưởng như đứa bé lần đầu được cha mẹ đưa đi chơi ở ngoại ô thành phố. Anh háo hức nhìn ngắm mọi vật xung quanh từ lúc xe đò chuyển bánh. Những nhà cửa dọc hai bên đường trong thành phố lùi dần về phía sau, nhường lại cho những mái nhà có lẽ không được tu bổ từ hơn hai mươi năm qua. Hình ảnh những chiếc xe bóng loáng với giới chức đảng bệ vệ ngồi phía sau tài xế lẫn lộn với rừng xe đạp cũ kỹ và xe gắn máy, tạo nên sắc thái tương phản của một Sài-gòn “đổi mới, mở cửa”, ở một nơi người dân luôn luôn được đề cao là “làm chủ” mà anh thường nghe. Đột nhiên tiếng Kim thì thầm bên tai:



- Nghĩ gì đó anh Dũng. Trông anh như một thi sĩ đang tìm nguồn cảm hứng cho một bài thơ?


- Anh đang thưởng thức phong cảnh thành phố Sài-gòn…


- Chúng ta sắp qua cầu Phan Thanh Giản và bắt đầu vào xa-lộ Sài-gòn – Biên-hòa, đến Hàng-xanh, cầu Sài-gòn rồi sau đó sẽ đi thẳng lên Biên-hòa. Kim giới thiệu.


Dũng cười khuyến khích:


- Anh nghĩ em nên chọn nghề hướng dẫn du khách… khi thôi học!


- Em không thích, em muốn tiếp tục lên đại học… như anh!


Dũng mỉm cười…


Nghe tên hai cây cầu, Dũng nhớ cảnh nguời lính Cộng Hòa dùng thân che chở bồng đứa bé đến chỗ an toàn ở trên cầu trong trận chiến tháng 4-75. Một cảnh khác, cũng anh lính Cộng Hòa dùng đồ cứu thương cá nhân của riêng mình băng bó cho đứa nhỏ bị thương. Đó là hai đoạn phim chiến sự anh xem trên truyền hình ở hải ngoại với sự dửng dưng của người ngoài cuộc. Nhưng hôm nay, trên đoạn đường nơi xảy ra trận chiến máu lửa đó, anh thấy tâm tình bồi hồi khác lạ và cảm nhận ra là: Từ đáy sâu tâm hồn đang dâng lên niềm xúc động rạt rào nhưng mãnh liệt làm anh nhớ đến những hình ảnh đau thương cùng tiếng thét gào của đạn bom ngày nào. Những hình ảnh đó đã không gây được sự quan tâm của anh trước đây nhưng, không ngờ, nó lại khắc ghi vào tiềm thức sâu đậm đến như thế. Những cảnh đó, chỉ trong khoảnh khắc ngẫu nhiên này, đã tự biến thành động lực vô hình có sức mạnh như trận cuồng phong tràn vào suy tư anh; nó thúc đẩy, dẫn dắt anh đến ý nghĩ: Dù không sinh trưởng ở phần đất này, anh vẫn là một người Việt có bổn phận, trách nhiệm như mọi người Việt khác; như hai người chiến binh kia! Anh hình dung và mường tượng được ý nghĩa cùng hành động hy sinh cao đẹp của hai người chiến sĩ đó trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ người dân, dù ở vào những giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Bối cảnh đó không còn là hình bóng trên màn ảnh mà trở thành hiện thực đi vào tâm tư anh, nhẹ như gió mơn man, ngọt ngào với tình thương êm ái. Anh nghĩ, nó sẽ là hình ảnh đẹp ngự trị trong tim anh! Anh không hiểu tại sao? Anh bâng khuâng không biết đó có phải là tình tự nhiên và thiêng liêng của con người đối với đồng bào, đối với Tổ quốc? Bỗng nhiên tiếng ông Toàn vang lên từ hàng ghế phía sau cắt đứt giòng ý nghĩ của anh:


- Đã đến ngã tư Thủ Đức rồi.


Dũng quay nhìn ông Toàn:


- Bố cháu nói vùng này nổi tiếng với món nem nướng…


Ông Toàn nhìn về phía trước với giọng thì thầm và buồn xa vắng:


- Đúng vậy! Còn một món nổi tiếng khác là… nếu đi quẹo về phía phải một lúc thì cháu sẽ thấy được trường Võ Khoa Thủ Đức.


Tiếng chào mua hàng: “Chú mua hộ cháu một ít nem, một khúc bánh mì, một bánh tét, mía v.v…” kéo Dũng và ông Toàn về với thực tế. Dũng nhìn những đứa bé bán hàng, nhớ đến những đứa trẻ lang thang trên đường phố Sài-gòn, quanh quẩn ở các tiệm, quán, nhà hàng… và cả nơi đây; “và” cũng có thể ở mọi nơi khác trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Anh tự đặt câu hỏi: “Quốc gia này sẽ đi về đâu khi những thế hệ tương lai của đất nước phải nhọc nhằn, lang thang trên đường phố kiếm thêm lợi tức để phụ mẹ cha trong cuộc sống hàng ngày? Nhà trường của các em ở đâu? Hay, nhà trường chỉ là hình ảnh, là cái tên phải có khiến mọi người nhìn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để có ý nghĩ là quốc gia này cũng có hệ thống giáo dục tốt không thua kém ai?”


Có thể là như thế! Vì nó hiện lên sự đối nghịch với những gì được quảng bá rầm rộ trên báo chí, trên các phương tiện truyền thông của chế độ mà anh đã nghe và đọc! Thì ra, có chạm vào thực tế và can đảm nhìn nó với đôi mắt mở to và bằng lương tâm thì mới thấy được giá trị của nó. Nhưng tiếc thay, có những con người nhìn nó với một mắt nhắm, một mắt hé mở nên chỉ thấy màu hồng của chế độ vì những lợi lộc cá nhân; hoặc cho đó là con đường tiến thân dễ dàng và ngắn, đã tự nguyện làm những loa tuyên truyền tô hồng, bênh vực hành động của chế độ nên đã phủ nhận và lờ đi những sự thật này. Giờ đây, thu mình trên ghế của chiếc xe đò cũ kỹ như đang ngồi trong rạp chiếu bóng để thưởng thức phim tuồng giả tưởng, anh bắt đầu nhìn thấy sự thật về tương lai tuổi thơ của chế độ này là tùy thuộc vào các trường đào tạo: vĩa hè, quán ăn, nhà hàng, bãi rác v.v… Đó mới đích thực là nhà trường của tuổi xanh Việt Nam. Đó mới đích thực là biểu tượng về chính sách giáo dục của ông Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam. Tóm lại, thực tế về giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không đáng là món hàng rẻ tiền, nhưng lại được quảng cáo kỹ lưỡng và bày bán trong cửa tiệm cực sang, với trang trí lộng lẫy cùng bản nhạc đệm mà cả nước đồng hát vang trong nhịp điệu: chú mua hộ cháu; những nét mặt đăm chiêu vì không thấy ánh sáng ngày mai của lớp trẻ hôm nay… Dũng không dám nghĩ thêm nữa…


Xe vẫn tiếp tục chạy, Dũng chăm chú nhìn hai bên xa-lộ, bỗng nhớ đến nghĩa trang quân đội và bức tượng Tiếc Thương mà bố anh đã kể. Anh quay qua Kim:


- Em nghĩ gì đó, một bóng người hùng tương lai, phải không?


- Em không mong một người hùng đi vào cuộc đời em. Em chỉ mong một người đàn ông bình thường, thật bình thường với tâm hồn hoàn toàn Việt Nam, thật Việt Nam mà thôi! Được như thế là em thấy hạnh phúc rồi.


- Kim thật là giản dị.


- Em không giản dị! Nhưng vì kinh nghiệm đời cho thấy nên em chỉ mong có được cuộc sống bình yên mà không bị ràng buộc, sợ hãi vì những đe dọa phải đối diện hàng ngày! Kim nhấn mạnh lời nói.


- Anh phục em lắm. À… khi nào xe chạy ngang qua nghĩa trang quân đội em báo cho anh biết để nhìn xem sao, nhất là bức tượng Tiếc Thương!


- Đâu còn nữa để anh nhìn. Nghĩa trang bị đào bới, hủy diệt gần hết! Bức tượng Tiếc Thương đã biến thành đồ kim loại phế thải vất ở một xó nào đó rồi! Giọng Kim buồn buồn…


(Còn tiếp)


Biển Ðông

Trở lại Trang Tiểu Thuyết

Viet su bai 11


Việt Nam sử lược



Biển Ðông


Trở lại Trang Sử Việt

Bài 11


Ngày  10 - 7 - 2010


III. Nhà Tấn


1. Chính-trị Nhà Tấn (265-420)


Nhà Tấn được thiên-hạ rồi, thấy nhà Ngụy vì thế cô mà mất, bèn đại phong cho họ-hàng và sai ra trấn các nơi để làm vây-cánh cho nhà vua. Nhưng cũng vì lẽ ấy mà các thân-vương thường vì lòng tham danh-lợi cứ dấy binh đánh giết lẫn nhau, làm cho anh em trong nhà, cốt-nhục tương tàn, mà ngôi vua cũng thành ra suy-nhược.


Thời bấy giờ ở phía tây-bắc có những người nhung-địch thấy nhà Tấn có nội loạn, bèn lũ lượt nổi lên chiếm giữ dần dần lấy cả vùng phía bắc sông Trường-giang rồi xưng đế, xưng vương, như nước Triệu, nước Tần, nước Yên, nước Lương, nước Hạ, nước Hán v.v... cả thảy trước sau đến 16 nước, gọi là loạn Ngũ-Hồ (Ngũ-hồ là 5 rợ: Hung-nô và rợ Yết (chủng loại Mông-cổ), rợ Tiên-ti (chủng-loại Mãn-châu), rợ Chi và rợ Khương (chủng loại Tây-tạng).


Nhà Tấn làm vua được hơn 50 năm thì mất cả đất ở phía tây-bắc. Dòng dõi nhà vua lại dựng nghiệp ở phía đông-nam, đóng đô ở thành Kiến-nghiệp (tức thành Nam-kinh bây giờ) gọi là nhà Ðông-Tấn.


Ðất Giao-châu ta vẫn thuộc nhà Tấn. Những quan lại sang cai-trị cũng như quan-lại đời nhà Hán, nhà Ngô, thỉnh thoảng mới gặp được một vài người nhân-từ tử-tế, thì dân gian được yên ổn, còn thì là những người tham-lam, độc-ác, làm cho nhân dân phải lầm-than khổ-sở. Cũng lắm khi bọn quan-lại có người phản nghịch đánh giết lẫn nhau, làm cho trong nước cứ phải loạn lạc luôn.


2. Nước Lâm-ấp quấy nhiễu Giao-châu


Ðất Giao-châu lúc bấy giờ trong thì có quan-lại nhũng nhiễu, ngoài thì có người nước Lâm-ấp vào đánh phá.


Nước Lâm-ấp (sau gọi là Chiêm-thành) ở từ quận Nhật-nam vào cho đến Chân-lạp, nghĩa là ở vào quãng từ tỉnh Quảng-bình, Quảng-trị cho đến đất Nam-việt bây giờ. Người Lâm-ấp có lẽ là nòi giống Mã-lai, theo tông-giáo và chính-trị ƒn-độ. Nước ấy cũng là một nước văn minh và cường thịnh ở phía nam lúc bấy giờ, nhưng không chắc rõ nước ấy khởi đầu thành nước từ lúc nào. Sách “Khâm-định Việt-sử” chép rằng: năm nhâm-dần (102) đòi vua Hòa-đế nhà Ðông-hán, ở phía nam quận Nhật-nam có huyện Tượng-lâm, người huyện ấy cứ hay sang cướp phá ở quận Nhật-nam, bởi vậy vua nhà Hán mới đặt quan cai trị ở huyện ấy, để phòng giữ sự rối loạn.


Ðến cuối đời nhà Hán có người huyện Tượng-lâm tên là Khu Liên giết huyện-lệnh đi, rồi tự xưng làm vua, gọi là nước Lâm-ấp. Dòng dõi Khu Liên thất truyền, bởi vậy cháu ngoại của Phạm Hùng lên nối nghiệp.


Trong đời Tam-quốc, người Lâm-ấp hay sang cướp phá ở quận Nhật-nam và quận Cửu-chân, bởi vậy khi nhà Tấn đã lấy được Ðông-ngô rồi, ý muốn giảm bớt quân ở các châu quân,, nhưng quan thứ-sử Giao-châu là Ðào Hoàng dâng sớ về tâu rằng: “Vua nước Lâm-ấp là Phạm Hùng thông với nước Phù-nam hay sang quấy nhiễu ở đất Nhật-nam, nếu lại giảm bớt quân ở Giao-châu đi, thì sợ quân Lâm-ấp lại sang đánh phá”.


Xem như vậy thì nước Lâm-ấp đã có từ đầu đệ-nhị thế-kỷ.


Phạm Hùng truyền cho con là Phạm Dật. Phạm Dật mất, thì người gia-nô là Phạm Văn cướp mất ngôi. Phạm Văn truyền cho con là Phạm Phật.


Năm quí-sửu (353) đời vua mục đế nhà Ðông-Tấn, thứ-sử Giao-châu là Nguyễn Phu đánh vua Lâm-ấp là Phạm Phật, phá được hơn 50 đồn lũy, Phạm Phật mất, truyền ngôi lại cho con cháu là Phạm hồ Ðạt. Năm kỷ-hợi (399) Phạm hồ Ðạt đem quân sang đánh lấy hai quận Nhật-nam và Cửu-chân rồi lại đi đánh Giao-châu. Bấy giờ có quan thái-thú quận Giao-chỉ là Ðỗ Viện đánh đuổi người Lâm-ấp, lấy lại hai quận, Ðỗ Viện được phong làm Giao-châu thứ-sử.


Năm quí-sửu (413) Phạm hồ Ðạt lại đem quân sang đánh phá ở quân Cửu-chân. Khi bấy giờ con Ðỗ Viện là Ðỗ tuệ Ðộ làm Giao-châu thứ-sử đem binh ra đuổi đánh, chém được tướng Lâm-ấp là bọn Phạm Kiện và bắt được hơn 100 người.


Người Lâm-ấp vẫn có tính hay đi cướp phá, cứ năm ba năm lại sang quấy nhiễu ở đất Nhật-nam. Ðỗ tuệ Ðộ định sang đánh Lâm-ấp để trừ cái hại về sau, bèn đến năm canh-thân (420) cất binh mã sang đánh, chém giết tàn hại, rồi bắt người Lâm-ấp cứ hàng năm cống hiến: voi, vàng, bạc, đồi-mồi v.v... Từ đó mới được tạm yên.


Dòng-dõi Phạm hồ Ðạt làm vua được mấy đời lại bị quan Lâm-ấp là Phạm chư Nông cướp mất ngôi. Phạm chư Nông truyền cho con là Phạm dương Mại.


Khi Phạm dương Mại làm vua nước Lâm-ấp, thì nhà Tấn đã mất rồi, nước Tàu phân ra Nam-triều và Bắc-triều. Phạm dương Mại lại nhân dịp đó sang quấy nhiễu ở Giao-châu.

IV. Nam Bắc-Triều (420-588)


1. Tình thế nước Tàu


Năm canh-thân (420) Lưu Du cướp ngôi nhà Ðông-Tấn, lập ra nhà Tống ở phía nam. Lúc bấy giờ ở phía bắc thì nhà Ngụy gồm được cả nước Lương, nước Yên, nước Hạ. Nước Tàu phân ra làm Nam-triều và Bắc-triều.


Bắc-triều thì có nhà Ngụy, nhà Tề, nhà Chu nối nhau làm vua; Nam-triều thì có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị vì.


Lúc bấy giờ ở đất Giao-châu phụ thuộc về Nam-triều.


2. Việc đánh Lâm- Ấp


Trong đời nhà Tống về năm quí-dậu (433) đời vua Văn-đế, vua nước Lâm-ấp là Phạm dương Mại thấy nước Tàu loạn lạc, bèn sai sứ sang cống nhà Tống và xin lĩnh đất Giao-châu để cai trị. Nhưng vua nhà Tống không cho.


Từ đó nước Lâm-ấp lại sang cướp phá ở mạn Nhật-nam và Cửu-chân. Vua nhà Tống bèn sai quan thứ-sử là Ðàn hòa Chi và Tông Xác làm phó tướng đem binh sang đánh Lâm-ấp. Phạm dương Mại đem quân ra chống cự.


Ðàn hóa Chi và Tông Xác tiến quân chém được tướng, phá được thành, quân Lâm-ấp tan vỡ, Phạm dương Mại cùng với con chạy thoát được. Ðàn hóa Chi vào đất Lâm-ấp lấy được vàng-bạc-châu-báu rất nhiều. Sử chép rằng Ðàn hòa Chi lấy được một cái tượng vàng mấy người ôm không xuể, đem nấu đúc được hơn 10 vạn cân. Từ đấy người Tàu biết Lâm-ấp có nhiều của, cứ chực sang lấy, Ðàn hòa Chi cũng từ đấy mà bị gièm pha, phải cách chức bị đuổi về.


3. Sự biến loạn ở đất Giao-châu


Năm kỷ-mùi (479) nhà Tống mất ngôi, nhà Tề kế nghiệp, trị vì được 22 năm thì nhà Lương lại cướp ngôi nhà Tề.


Trong đời Nam Bắc-triều đất Giao-châu không được mấy khi yên ổn, vì quan Tàu sang cai-trị có nhiều người thấy bên Tàu loạn, cũng muốn tìm cách để độc-lập, bởi vậy quan lại cứ giết lẫn nhau.


Ðời nhà Lương lại sai Tiêu-Tư sang làm thứ-sử Giao-châu. Tiêu Tư là một người tàn bạo, làm cho lòng người ai cũng oán giận. Bởi vậy ông Lý Bôn mới có cơ hội nổi lên, lập ra nhà Tiền Lý.


(Còn tiếp)

Biển Ðông

Trở lại Trang Sử Việt