Wednesday 30 November 2011

Bui Tin va Co Vang Co Do

Bùi Tín và Cờ Vàng cờ Ðỏ

Trở lại Trang Quan điểm thời sự


Lý Tuấn


"Bùi Tín nói là nên giữ cờ này"

C
uộc đấu tranh nêu cao chính nghĩa Cờ Vàng của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản để thực hiện ước vọng về dân chủ, tự do, nhân quyền và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam, đang đi vào chiều hướng quyết liệt vì ngụy quyền Hà-nội và tay chân ở hải ngoại đang cố gắng ngăn chặn, phá hoại, gây rối loạn tối đa. 
   Bài viết này xin nêu lên ý kiến về nội dung quyển sách “Mây mù thế kỷ” của cựu đại tá “quân đội nhân dân”, nhà báo Bùi Tín. Theo Bùi Tín, tập sách đã: viết xong ở Paris (Pháp) tháng 6, 1998 – Sửa chữa, bổ xung ở Vancouver (Canada) tháng 9, 1998
   Vì cũng muốn “giải tỏa đôi chút những mây mù còn tồn tại trong nhận thức” hầu có cơ hội nhìn thấy một chân trời Việt Nam mới tươi sáng hơn, không còn những cái tư tưởng Mác-Lê-Mao-Stalin-Hồ, như bất cứ người Việt Nam chính thống nào. Xin nói lên ước vọng đó trên trang giấy trắng mực đen này. 
   Đáp lời kêu gọi và khuyên bảo trong những bài viết, sách của Bùi Tín là “dùng cái đầu lạnh, tỉnh táo…” của mình. Nghĩ rằng đã đến thời điểm viết ra quan điểm của mình mà không sợ bị cựu đại tá “quân đội nhân dân” gọi là “đầu chưa lạnh và tỉnh táo” vì, từ năm 1998 đến năm 2003 này, thời gian đủ dài làm cho cái đầu trở nên “lạnh và đủ tỉnh táo”, để có thể đọc và nghiền ngẫm ý tứ trong tập sách của cựu nhà báo phó tổng biên tập tờ Nhân dân, cơ quan tuyên truyền của đảng Việt gian cộng sản. Xin trình bày về một vấn đề nóng bỏng hiện nay là “Cờ Vàng – Cờ Đỏ” mà nó có liên hệ đến nội dung của tập sách “Mây mù thế kỷ”, phát hành từ cuối năm 1998. 
*****
 
   Ngoài lời nói đầu, tập sách của Bùi Tín được viết dưới dạng thức “hỏi và trả lời”, với tiết mục chính của mở đầu cho “Mây mù thế kỷ”, như sau: 
   “Hỏi và trả lời với các cựu chiến binh Việt Nam, Hoa Kỳ, úc, Pháp”
 
   Trong phần mở đầu tập sách, có đoạn Bùi Tín viết: 
   “… Ước mong của tác giả là đất nước Việt Nam thân yêu trong thời gian cuối cùng của thế kỷ 20 này rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ, thấy rõ con đường tương lai, thanh thoát đi vào thế kỷ 21 đầy hứa hẹn.”
 
   Thể theo ý kiến của me-xừ cựu đại tá này, và cũng vì nhận thấy “rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ” là cốt lõi của mọi sự tụt hậu, hoặc tiến bộ của một quốc gia nói riêng, nhân loại nói chung, đều thoát ra từ “nhìn nhận hay không nhìn nhận” giá trị của nó. Hoặc có những chế độ chỉ lợi dụng dùng “nhìn nhận” cho mục tiêu tuyên truyền mị dân để nắm giữ quyền lực; hoặc có những người tiếp tay tạo thêm cơ hội cho tập đoàn cầm quyền đương đại kéo dài sự thống trị, có nghĩa là làm nhân dân thêm đau khổ, đất nước thêm tan nát. Thấu triệt được điều đơn giản đó thì sẽ thấy sự vô nghĩa vì người cha đẻ ra nó không có ý định “rũ bớt”, mà nó phát sinh từ “một kẻ tự cao tự đại, luôn coi mình đứng trên mọi người” nên có thái độ trịch thượng và giọng lưỡi cường điệu kêu gọi người khác cần “rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ”, nhưng chính mình thì “mây mù vẫn tồn tại trong nhận thức”
   Đặc biệt hơn nữa, Bùi Tín vạch ra một tương lai huy hoàng là ta đang ở bên ngưỡng cửa của thế kỷ 21 đầy hứa hẹn, nhưng không cho biết nó từ đâu đến và ai sẽ chủ động, lãnh đạo tiến trình hứa hẹn đó… nên tự nó trở thành mơ hồ, khiến người đọc phải hiểu rằng đó là cách viết hai mặt trong công tác tuyên truyền của ngụy quyền Hà-nội. 
   Nhìn lại quá trình lịch sử và đọc “Mây mù thế kỷ”, thấy rằng me-xừ cựu đại tá này hoàn toàn muốn tập thể tị nạn cộng sản, tức là nạn nhân của Hồ chí Minh và tập đoàn Việt gian cộng sản hiện nay, thực hiện: “Rũ bớt được những điều mơ hồ để nhìn nhận quá khứ”, mà thực chất chỉ là chiêu bài, là con đường một chiều đi về hướng Ba-đình, Hà-nội, mà cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân hy vọng sẽ có đoàn lữ hành người Việt tị nạn cộng sản đi hành hương bằng con đường đó. Và đó cũng là công việc mà ngụy quyền Hà-nội thực hiện thực hành suốt gần ba thập niên qua. Tuy nhiên, vấn đề đã được đặt ra bằng cả một quyển sách, người tị nạn cộng sản bắt buộc phải lưu tâm và đưa ra nhận định gửi đến tác giả của nó: 
   + Về đối ngoại: Cho đến hiện tại, chưa có bất cứ ai chứng minh được rằng: Các chính phủ của nước Việt Nam Cộng Hòa đã bán đất, nhượng biển và các hải đảo ngoài Biển Đông cho Tàu cộng hay cho Mỹ.
   + Về đối nội: Không có ai chứng minh được rằng các chính quyền miền Nam Việt Nam đã ban hành các chính sách: “cải cách ruộng đất; cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh…” để cướp tài sản của nhân dân, tàn sát dân tập thể v.v…
   + Dù phải chống trả cuộc xâm lược bằng quân sự của ngụy quân cộng sản từ miền Bắc, nhưng các vấn đề: dân sinh, an sinh xã hội, chính trị, y tế, giáo dục… vẫn được phát triển đúng theo tiến trình của một nước dân chủ tự do. Người Việt tị nạn cộng sản luôn, và luôn luôn nhìn nhận tất cả những quá khứ đó!”
 
   Nhìn vào hiện tại: 
   + Đất nước hòa bình dưới sự thống trị của đảng Việt gian cộng sản Việt Nam, Nhà nước của cựu đại tá Bùi Tín, hàng năm nhận số ngoại tệ khổng lồ từ 2 đến 3 tỉ đô-la vô điều kiện, không hoàn trả của người tị nạn gửi về suốt hai mươi năm qua, nhưng Việt Nam vẫn là một nước trong những nước nghèo đói nhất thế giới. Đó là thực thể mà chính Nguyễn đình Bin phải thú nhận: “Dân vẫn nghèo đói và bệnh tật”. Trong khi đó, tài sản cá nhân của từng tên chóp bu ngụy quyền Hà-nội như thế nào… Bùi Tín biết rõ hơn tập thể tị nạn. Đây là thực tế có liên hệ đến “nhìn nhận quá khứ” mà tập thể tị nạn cộng sản sẽ không bao giờ quên
   Qua những kêu gọi từ những bài viết đến tập sách “Mây mù thế kỷ”, người Việt tị nạn cộng sản ngỡ ngàng, không biết phải “nhìn nhận quá khứ” nào theo ý của cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân? Xin cho biết để người tị nạn mở mắt thấy rõ lối đi mà bước ra khỏi khu rừng mơ hồ đó! Xin cảm ơn trước. 
Xin đề cập đến “Cờ Vàng – Cờ Đỏ”. 
   Đã có nhiều vị thức giả, học giả viết về nguyên thủy của hai lá cờ. Xin không lập lại trong bài viết này. 
   Mục 6 của quyển sách, nhỮng vẤn đỀ cỦa hiỆn tẠi 2, phần 2, với đề tựa: 
   Hỏi và trả lời với một số cựu chiến binh của quân đội nhân dân Việt Nam và quân lực Việt Nam Cộng Hòa
 
   Câu hỏi được đặt ra như sau: 
   “Hiện nay có người chủ trương giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ có người nói nên giữ cờ đỏ sao vàng và cũng có người cho rằng nên bỏ cả hai lá cờ đó đi. Thế còn ý kiến của ông?”
 
   Trên đời này, cái gì cũng có cội nguồn, xuất xứ. Thí dụ: Nếu không có những khoa học gia ngày đêm nghiên cứu và phát minh ra micro-chip thì ngày nay làm gì có computer, internet… để me-xừ Bùi Tín xử dụng! Nhưng me-xừ này vất hết cội nguồn của sự thật, chỉ mở một con mắt khi diễn tả về “Cờ Vàng – Cờ Đỏ” như sau: 
   - “… Có người giải thích là sau khi thực dân Pháp “trao trả nền độc lập” cho vua Bảo Đại năm 1948, người ta lấy cờ “quẻ ly” nhưng nối liền sọc đỏ ở giữa thành ba sọc đỏ trên nền vàng, làm quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.” 
  - “… Còn cờ đỏ sao vàng, có người nói đó là “lá cờ do bà Nguyễn thị Minh Khai đưa ra theo mẫu lá cờ của Nga–sô” từ cuộc khởi nghĩa Nam bộ 1940, sau đó mặt trận Việt minh lấy lá cờ đó làm lá cờ của mình, rồi nó được chấp nhận trong Cách mạng tháng Tám và trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau khi thống nhất đất nước đổi thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).”
 
   Tạm để ngoài những quan điểm khác, chỉ phân tích tìm hiểu vấn đề này qua hai cách giải thích nêu trên: 
   - Bùi Tín đã không che dấu thái độ khinh bỉ với cách “mở ngoặc, đóng ngoặc” cụm từ “trao trả nền độc lập”. Cách thức đó là hạ nhục chính quyền do cựu vương Bảo Đại thu nhận từ thực dân Pháp, để vẽ râu chính nghĩa cho việc thành hình nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ chí Minh và đảng Việt gian cộng sản, tức là làm nổi bật cái chính thống của “cờ đỏ”. Đồng thời làm mọi người không còn lưu tâm đến cái tội của Hồ chí Minh đã ký kết đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam qua hiệp ước Đà-lạt ngày 06 tháng 03 năm 1946. 
   Nhưng, Bùi Tín đã phạm một lầm lỗi là để lộ cho thấy sự chính thống của Cờ Vàng. Là vì cho đến thời khoảng 1948, lúc vua Bảo Đại tiếp nhận nền độc lập từ thực dân Pháp (Bùi Tín vẫn công nhận gọi ông Bảo Đại là vua; cố tình lờ đi việc thân sinh của mình, cụ Bùi Bằng Đoàn, từng là quan chức của triều đình nhà Nguyễn), là lãnh tụ hợp hiến của quốc gia Việt Nam. Như vậy, tính hợp pháp của “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” vẫn còn đó và vẫn có đầy đủ giá trị để tiếp nối đến thời Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam, mà hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, đã chia đôi Việt Nam do Hồ chính Minh và đồng bọn Việt gian cộng sản ký kết. Ngày nay, người Việt tị nạn cộng sản tiếp tục đấu tranh dưới ngọn cờ này, đó là một vấn đề đương nhiên của những người Việt yêu nước, vì dân chủ tự do và nhân quyền của dân tộc Việt Nam… mà không vì chế độ nào, thì, Bùi Tín mập mờ dùng lý luận bôi bác để… tô hồng cho “cờ máu” được thêm đỏ. 
   - Có lẽ do sự bực tức hoặc đố kị, Bùi Tín cũng vẫn thái độ miệt thị khi viết: làm quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng không thể nào lý luận phản bác tuổi đời của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn già hơn Cờ Đỏ Sao Vàng đến sáu (6) tuổi… Vì cho đến khi Hồ chí Minh ký kết với thực dân Pháp để chia đôi đất nước, tháng 7-1954, “Cờ Đỏ Sao Vàng” mới chính thức xuất hiện với cái gọi là nước Việt Nam Dân chủ Công hòa.
   - Bùi Tín viết: “… có người nói đó là “lá cờ do bà Nguyễn thị Minh Khai đưa ra theo mẫu của lá cờ của Nga-xô” từ cuộc khởi nghĩa Nam bộ vào năm 1940…” Đây là một công nhận sự lệ thuộc ngoại bang từ tinh thần đến thể xác của Hồ chí Minh và bè lũ đảng Việt gian cộng sản. Không biết Bùi Tín có thấy hay không thấy, hoặc vì lý do khuất lấp gì đó, nên nhà lý luận cựu phó tổng biên tập của tờ báo lá cải Nhân dân, đã cố tình lờ đi để hãnh diện viết tiếp:  

    “… sau đó Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đó làm lá cờ của mình, rồi nó đã được chấp nhận trong Cách mạng tháng Tám và trở thành quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau khi thống nhất đất nước đổi thành nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”)
   * Về nhóm chữ “làm quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa: Theo ý người viết bài, nghĩa bóng của câu nói đó là: 
   Chính quyền từ thời cựu hoàng Bảo Đại là do thực dân Pháp lập nên, là hình ảnh lệ thuộc ngoại bang, là không có chính nghĩa, là bù nhìn cần vất vào thùng rác, tức là vùi luôn “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” theo chính quyền của nó xuống vũng bùn đen
   Cũng theo cách gián tiếp sỉ nhục đó, nó còn có nghĩa “Cờ Vàng không thể tượng trưng cho Việt Nam vì nó là miếng giẻ lượm ở đâu đó đem về làm quốc kỳ. Ngày nay, nó chẳng còn giá trị gì nữa (để các anh, chị) mà tôn vinh. Bùi Tín chơi trò tung hứng chữ nghĩa để bôi bẩn, hạ nhục “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” tức là sỉ nhục tất cả những ai tôn vinh Cờ Vàng! 
   * Về nhóm chữ trở thành quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa…: Với màu mè riêu cua rào đón, mào đầu giới thiệu cho “cờ đỏ” xuất xứ từ ý kiến của Nguyễn thị Minh Khai – Bùi Tín hồ hởi tuyên dương, ca ngợi: “… cờ đỏ có một quá trình lịch sử hào hùng… nhiều người cho rằng cần phải giữ lá cờ đỏ sao vàng vì nó tiêu biểu cho thời kì lịch sử và v.v…, tức là quảng cáo cho tính chính thống, chính nghĩa của “cờ đỏ sao vàng”, mà chủ đích không ngoài ý định “đem cái vinh quang của cờ đỏ” làm mồi câu và khích động người đọc chấp nhận, dư luận chấp nhận, tức là chấp nhận Hồ chí Minh và cái chế độ Việt gian hiện nay ở Việt Nam. Ngụy quyền Hà-nội sẽ hài lòng khi đọc “Mây mù thế kỷ”. Biết đâu, một ngày nào đó, ta lại có dịp đọc lời chúc mừng đồng chí đại tá Bùi Tín vừa được thăng thiếu tướng, ủy viên bộ chính trị kiêm “bí thư ủy ban dân vận trung ương”, trên tờ Thông luận.
   Nhưng cái gì cũng có mặt phải, mặt trái. Khi mặt trái được lật ngửa, người ta mới thấy có một điểm quan trọng mà Bùi Tín không tính trước khi viết, đó là: 
   Nhìn “cờ đỏ sao vàng” là thấy ngay đế quốc đỏ Nga-sô; biết ngay Hồ chí Minh và đảng Việt gian cộng sản là cánh tay nối dài của ngoại bang; nhớ ngay những tội ác của chúng đối với nhân dân và đất nước Việt Nam (điều này không có nghĩa: dị ứng). Mặc dù Bùi Tín đã khôn khéo bán cái cho Nguyễn thị Minh Khai làm cái bóng để núp và tránh bị phát giác. Nhưng chuyện cũng đã xảy ra rồi. 
   Bùi Tín là một thiên tài trong cách chơi bài ba lá, nhưng lần này đã tráo sai con bài nên người đọc nhìn thấy và hiểu: làm có nghĩa là trở thành và ngược lại. 
   Là tay viết chuyên nghiệp; là tay lão luyện của ngành tuyên truyền của đảng Việt gian cộng sản, Bùi Tín không ngừng ở hai điểm nêu trên, cho ra con bài thứ ba là bác bỏ cả “cờ Vàng” lẫn “cờ Đỏ” với lý luận: 
   “Cho đến nay, ngay một số người Việt “quốc gia” đã nghĩ đến một lá cờ khác. Họ không công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là “quốc kỳ” nữa, với lý do nó tiêu biểu cho một thời kì, một chế độ tham nhũng do thực dân, đế quốc dựng lên. Một số người quốc gia còn nói với tôi là không thể chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ, vì nó đại diện cho sự thối nát, cho sự thất trận, bất lực trong cuộc chiến đấu giữ miền Nam khỏi lọt vào tay cộng sản, đến nỗi họ bỏ nước ra đi.” 
   Ha ha. Hay quá! Thật là tuyệt cú mèo cho nhà báo lão luyện tuyên truyền với 47 năm kinh nghiệm của đảng Việt gian cộng sản! Quí vị độc giả có cảm tưởng như thế nào khi đọc đoạn văn trên? Quí vị có cảm thấy là đang đọc bài bình luận trên báo Nhân dân, Tạp chí Xây dựng đảng, Đảng cộng sản… nhưng có một điều là thiếu hàm tước của người chấp bút là: tiến sĩ, giáo sư. Nhưng không sao, vì nó là của cựu đại tá quân đội nhân dân, phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng Việt gian cộng sản, như vậy cũng đủ tầm cỡ… phải không, thưa quí vị? Vui thật. Bây giờ, xin trở lại “mây mù” nhiều hứng thú này.
   Như ông Việt Thường đã khẳng định về “chủ quan, khách quan” trong quyển “Sự tích con yêu râu xanh ở Việt Nam” do nhà xuất bản Quật Khởi phát hành, năm 2002, ở Hoa-kỳ, đó cũng là quan điểm chung của chúng tôi. Và điểm này là căn bản của chúng tôi về mọi vấn đề trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay. Xin trích lại một đoạn trong quyển sách của ông Việt Thường: 
   ““Tại sao không khách quan?” Xin thưa rằng: Tình hình xã hội Việt Nam từ ngày tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản Việt Nam, mà khởi đầu là Hồ chí Minh, đặt ách thống trị thì chỉ có hai cách nhìn: Một là của đại đa số nhân dân Việt Nam bị tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản Việt Nam đặt ách thống trị; và cách nhìn thứ hai là của tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản Việt Nam, do chính chúng diễn đạt hoặc chỉ đạo cho tay sai diễn đạt. Không thể nào có cách thứ ba, hay gọi là khách quan. Bởi vì thực tế lịch sử cho thấy: Tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản trong mọi việc đều suy nghĩ và hành động theo chủ quan của chúng. Còn người dân bị trị, giác ngộ thân phận của mình cũng suy nghĩ và hành động theo chủ quan của mình. Một bộ phận nào đó trong nhân dân (tỷ lệ nghịch với thời gian), thoạt đầu có thể chiếm khá đông, do nhiều nguyên nhân như bị tuyên truyền bịp bợm của cộng sản, do thiếu thông tin v.v… nên mơ hồ quyền lợi và thân phận. Cách nhìn của bộ phận đó được gọi là khách quan, nhưng thực ra nó ngả về phía của tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản và nó thường được sự đồng tình của tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản giống như cái gọi là thành phần thứ ba ở miền Nam trước tháng 4-1975…”
 
   Theo Bùi Tín, có một số người Việt “quốc gia” nào đó nghĩ đến một lá cờ khác… Cách nghĩ đó là thái độ chối bỏ, là không chấp nhận “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ”, với một số lý do hoàn toàn theo ý “ủy ban dân vận trung ương”. Như vậy, vấn đề này được ngụy quyền Hà-nội chuẩn bị rất kỹ lưỡng và rất lâu. Xin hỏi nhỏ một câu: “Mây mù thế kỷ” nằm trong kế hoạch này từ… khi nào? Tuy nhiên, cũng xin làm một cuộc phân giải để tìm xem ý của những “người Việt quốc gia” nào đó, được diễn tả dưới ngòi bút của cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân rằng họ muốn cái gì? Thuộc thành phần nào? 
   - Nói rằng “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” là đại diện cho sự thối nát… thì các vị mệnh danh là người “quốc gia” nào đó phải là nhóm người “mơ hồ quyền lợi và thân phận”, nên không thể nhìn ra chỗ họ đang đứng nằm trong phương trình “tỉ lệ nghịch với thời gian”. Cái đáng nói là các vị đó ít nhiều cũng có kinh nghiệm về cộng sản; đặc biệt hơn nữa là không thiếu về thông tin… nhưng vẫn mù lòa. Nếu các vị “quốc gia” nào đó tự đặt vài câu hỏi cho chính mình bằng chính lương tâm của con người thì sẽ không có những phức tạp này. Thí dụ: Có phải “Cờ đỏ sao vàng” là đại diện ngụy quyền cộng sản Hà-nội? Nếu đúng thì so sánh với “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” xem cái nào có tính phát xuất từ dân tộc Việt Nam? Cờ nào phát xuất và lệ thuộc ngoại bang? Từ đó, quí vị có thể làm một so sánh về thực tế khác, rằng: Đời sống của nhân dân miền Nam dưới chế độ “thối nát do thực dân đế quốc dựng nên”, và, phải chống trả cuộc xâm lược bằng quân sự của đảng Việt gian cộng sản miền Bắc, so với hiện nay, đất nước hòa bình gần 30 năm, thì chế độ nào đáng được lựa chọn? Giải đáp được những câu hỏi đó với lương tâm trước quyền lợi, là một tiến bộ đáng kính phục. Còn về “đi tìm một lá cờ khác”, xin đọc ở phần sau của bài viết này. 
   - Nói rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đại diện cho sự thất trận, bất lực trong cuộc chiến đấu giữ miền Nam khỏi lọt vào tay cộng sản, đến nỗi những vị “quốc gia” nào đó phải bỏ đất nước ra đi…, nhất định những thành phần đó phải thuộc nhóm người “… ngả về phía tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản và nó thường được sự đồng tình của tập đoàn đầu lãnh mafia cộng sản giống như cái gọi là thành phần thứ ba ở miền Nam trước tháng 4-1975, nên thành cái đuôi của cựu đại tá quân đội phản nhân dân Bùi Tín, là đúng “bù đầu cù lủ xập” vậy. Nói cách khác, nếu những vị “quốc gia” nào đó chịu khó vận dụng trí não để suy nghĩ tìm hiểu tại sao từ cuộc thất trận của Hai Bà Trưng, “đầu voi trước ngọn Cờ Vàng”; những thăng trầm của đất nước suốt 20 thế kỷ; dù cũng có những Lê chiêu Thống, Trần di Aí v.v… Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay, thì đã không có hành động và những lời nói đó để Bùi Tín lấy nó làm quân bài tẩy trong cuộc chơi xì-phé chính trị này. Xin đặt một câu hỏi: 
   “Quí vị nghĩ như thế nào về cờ Nga hoàng, cờ cũ của các quốc gia Đông âu, vinh quang hồi phục sau hơn 70 năm bị “cờ đỏ” vùi dập?”
 
   Người Việt Nam chân chính đang đấu tranh cho mục tiêu này. 
 Đi tìm một lá cờ khác?
 
   Tiêu diệt tất cả các đảng phái và người yêu nước ngoài đảng bằng bạo lực; âm thầm đảo chánh Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến; chụp mũ, hạ nhục cựu hoàng Bảo Đại trong việc tiếp nhận độc lập từ thực dân Pháp; chiếm cả nước Việt Nam mà “cờ đỏ sao vàng” là tượng trưng cho tất cả những tiến trình đẫm máu và lưu manh đó. Nó phải giữ được vị trí độc quyền thì quyền lực của đảng Việt gian cộng sản mới được bảo đảm. Nhưng có một việc mà chúng thất bại là đã không thể tiêu diệt được Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Dù xa xôi cách biệt đất nước cả một đại dương, Cờ Vàng vẫn là đối tượng duy nhất, là mũi tên duy nhất có khả năng xuyên thủng “cờ đỏ sao vàng”. Cờ Vàng là đồ long đao treo trên cổ của chúng.
   
   Hãy nghe Bùi Tín mềm mỏng cho có vẻ thể hiện tình ruột thịt anh em; cho có vẻ tỏ tâm lo lắng và thương yêu “đồng bào tị nạn cộng sản ở hải ngoại… và rất ư là dân… chủ” đầy chất kịch tính vuốt ve rằng:
 
   “Tôi nghĩ, đấy là những ý kiến tự do, không ai có quyền cấm đoán, được nêu ra để tham khảo. Theo tôi, hiện nay không nên áp đặt một lá cờ nào. Chúng ta không nên sa lầy vào vấn đề này, không nên chia rẽ vì một lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn. Theo tôi, trong lúc này không nhất thiết phải treo, phải chào một lá cờ nào trong các cuộc họp của cộng đồng…”
   
   Đi năm vòng bảy đổi, quanh co khúc khuỷu, rồi cuối cùng cũng phải trở lại đúng điểm khởi hành. Bùi Tín, dù là một con cáo già trong ngành tuyên truyền… đi đó, đi đây gặp đủ mọi loại người, nhưng tại sao vẫn vướng vào cái vòng oan nghiệt đó – vì con kên kên là con kên kên không thể là chim phượng được – mà chính những giòng lý luận đó đã cho thấy mặt thật của tên phản tỉnh cuội. Xin đi vào uẩn khúc “đi tìm một lá cờ khác”:
   
   “Tôi nghĩ, đấy là ý kiến tự do, không ai có quyền cấm đoán, được nêu ra để tham khảo…” 
   
   Gần ba thập niên qua, trên diễn đàn đấu tranh ở hải ngoại không có ai cấm đoán ai, hoàn toàn tự do nêu ý kiến, tự do tranh luận… Nhưng Bùi Tín lại đặt thành vấn đề là vì muốn tránh tranh luận để khỏi bị lòi mặt nên mới rào đón những điều vớ vẩn đó. Xin hỏi:
 
   Khi đưa ra những ý kiến đó, Bùi Tín có nghĩ đến hoàn cảnh bị cấm đoán, bị tù, bị quản chế của những người trong nước như: Dương thu Hương, Hà sĩ Phu... và gần đây nhất, những người như Phạm hồng Sơn, Lê chí Quang v.v…?  
 
   Những cái “tôi nghĩ, theo tôi” của người viết “Mây mù thế kỷ”, xin cứ tự do giữ; còn những cái “tôi đọc, tôi tranh luận, tôi phê bình” là phần của người đọc, người đọc giữ. Đây chỉ là cách nói chung chung. Vì thực sự ý nghĩa câu viết đó không đơn giản như vậy đâu. Nó phải mang tín hiệu: Khi tôi nghĩ, theo tôi… đã có nghĩa là chân lý, không ai có quyền tranh luận với tôi! Đó là quán tính của người cộng sản, nhưng trong hoàn cảnh ở hải ngoại, Bùi Tín phải nói, diễn tả cho có vẻ lịch sự và dân chủ của một kịch sĩ mà thôi. Và, nó cũng là cái pháo đài bảo vệ cho ý kiến: Theo tôi, hiện nay không nên áp đặt một lá cờ nào. Xin chỉ mặt kẻ nào đã áp đặt lá cờ nào?  Chỉ có bè lũ ngụy quyền Hà nội đang tìm mọi cách từ dụ khị, ve vuốt, đến áp lực ngoại giao, mua chuộc, hăm dọa để áp đặt “cờ đỏ” vào cộng đồng. Và, chính cựu đại tá quân đội phản nhân dân cũng là người dùng lý luận vừa mơ hồ, vừa cưỡng từ đoạt lý, phỉ báng cả tập thể tôn vinh Cờ Vàng, gián tiếp áp đặt Cờ… (chưa rõ, nhưng phải đoán là đỏ) vào cộng đồng tị nạn. Vậy, có phải hành động này là cách áp đặt gián tiếp hay không?
   
   “Chúng ta không nên sa lầy vào vấn đề này, không nên chia rẽ vì một lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn…”
   
   Tuyên truyền ru ngủ, đưa người đọc vào thế lưỡng lự không thể có quyết định, gây bất đồng ý kiến trong quần chúng nhân dân đến xung đột tư tưởng, tạo cho hàng ngũ địch rối loạn v.v… là ngón nghề của tập đoàn Việt gian cộng sản. Cách viết của cựu phó tổng biên tập báo Nhân dân của đảng Việt gian cộng sản cũng không nằm ngoài nghiệp vụ này. Xin nêu ra đây vài mâu thuẫn cố ý trong cách lý luận của Bùi Tín.
   
   Bôi bác, sỉ nhục để dìm Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuống vũng bùn đen; dựng ra nhân vật thứ ba để tránh nói đó là ý của mình, Bùi Tín ca tụng cờ đỏ sao vàng: “… cờ đỏ có một quá trình lịch sử hào hùng… nhiều người cho rằng cần phải giữ lá cờ đỏ sao vàng vì nó tiêu biểu cho thời kì lịch sử…”, nhưng rồi lại tạo ra mâu thuẫn với cái ý kiến rằng “… không nên chia rẽ vì một lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn…”  Vậy, ý thầm kín của Bùi Tín nằm ở đâu?
   
   Mỗi quốc gia một lá cờ. Khi nhìn lá cờ là biết ngay nó tượng trưng cho quốc gia nào, là điều quan trọng không ai có thể chối cãi, y vậy mà Bùi Tín dụ dỗ là quên đi tính cách quan trọng của nó bằng lý luận rằng “… lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn”! Nói rằng tính hình thức nhiều hơn, thì, tại sao đại tá lê-dương cộng sản lại chỉ quay mũi súng vào cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của tập thể người tị nạn cộng sản; đồng thời tuyên dương cờ máu có một quá trình lịch sử hào hùng và cần giữ lại?
   
   Nếu tỉnh tâm đọc thì sẽ thấy ngay cái lưu manh cố hữu của đảng Việt gian cộng sản và Bùi Tín. Bởi vì, nói rằng lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn chỉ là cách tạm lùi để người tị nạn bị lôi cuốn vào trận hỏa mù lý luận nên không còn ý thức đặt trọng tâm vào “cờ”; vì “cờ máu”, dù được Bùi Tín ca ngợi và cần giữ lại, cũng chỉ mang tính hình thức. Thật rõ ràng, Bùi Tín dùng chữ nghĩa để lừa người tị nạn cộng sản chấp nhận “quên quá khứ” để “hòa nhập” với ngụy quyền Hà-nội vì cờ vàng, cờ đỏ chỉ là những miếng vải màu mè (hình thức) mà thôi!
 
   Và, nếu nó là hình thức, Bùi Tín hãy kêu gọi đảng Việt gian cộng sản vứt nó đi, trước khi kêu gọi người khác. Nhưng Bùi Tín không bao giờ thực hiện điều này!
   
   Sau khi cái bẫy đã được giăng ra, đương sự bắt đầu nhẹ nhàng gạt cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng cách lồng vào cái ý kiến một chiều rằng: “Theo tôi, trong lúc này không nhất thiết phải treo, phải chào một lá cờ nào trong các cuộc họp của cộng đồng”, tức là khéo léo dẹp đi cái biểu tượng tinh thần đấu tranh của người tị nạn. Thì đối lại, Bùi Tín không hề có một lời, một chữ cho việc đòi tập đoàn chóp bu Việt gian cộng sản khi họp cũng không nhất thiết phải treo cờ, phải chào một lá cờ nào trong các cuộc họp của bộ chính trị(?). Một phương pháp mềm mỏng và lịch sự để thuyết phục người tị nạn chấp nhận treo cờ trắng.
   
   Tóm lại, đảng Việt gian cộng sản và “cuội” của nó sẽ không bao giờ sa lầy vì bãi lầy do chúng bày ra và chủ động; việc sa lầy chỉ dành cho “ngụy” nếu tiếp tục mơ hồ vì viên thuốc độc bọc đường của cựu đại tá quân đội phản nhân dân, Bùi Tín!!!
   
   Nếu đem so sánh cựu đại tá nhà báo Bùi Tín với các đồng chí như: Vũ thư Hiên, Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang… các me-xừ này thua đương sự thật xa. Vì các tên này, cho đến hiện tại, chưa có tên nào ngon lành dám kêu gọi tập thể tị nạn bỏ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Còn các đồng đạo của hắn như: anh em nhà Nguyễn gia Kiểng, Nguyễn gia Xương… đã có hành động le lói bảnh hơn các tên Vũ thư Hiên, Trần Khuê v.v… là dám chơi màn “thử phổi”, không treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hay “cờ đỏ sao vàng” trong cuộc họp ở Ca-li mới đây, bị vặn hỏi và trả lời, đại khái: “Tạm cất cờ Vàng – trong lúc này”. Có lẽ, vì, đang bận rộn thực hiện kế hoạch của Bùi Tín rằng: không nhất thiết phải treo, phải chào một lá cờ nào trong các cuộc họp của cộng đồng… cho đúng nhạc điệu của vở tuồng “đồng thanh tương ứng; đồng khí tương cầu”!
   
   Tập đoàn chóp bu ngụy quyền Hà-nội, ngay như Nguyễn đình Bin cũng chỉ dám nói “xúc phạm… nổi cộm… không chấp nhận được”; nhưng so với Bùi Tín, phải nói là Bùi Tín có cái “đầu lạnh, tỉnh táo” hơn cả bọn trong bộ chính trị, nên đã đòi bỏ Cờ Vàng để chỉ còn lại cờ máu…
*****
 
   Xét những điểm về “Cờ Vàng – Cờ Đỏ” trong tập sách “Mây mù thế kỷ” của Bùi Tín, rồi so sánh với những vấn đề trong hiện tại, ta có thể rút ra một số điểm:
 
   -  Nếu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vì một lý do nào đó, biến mất thì chỉ còn lại một lá cờ duy nhất là “Cờ đỏ sao vàng”; cuộc đấu tranh của cộng đồng nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung, cũng phải đi theo Cờ Vàng.
   
- Trường hợp này, cộng đồng tị nạn có thể trở thành một bộ phận của ngụy quyền Hà-nội, nằm trong “Mặt trận tổ cuốc”. Thế nên, đoàn “công tác” của Nguyễn đình Bin có sự hiện diện của “Mặt trận tổ cuốc” là nguyên nhân của mục đích đó.
  
 - “Đi tìm một lá cờ khác” là đưa tập thể tị nạn vào thế mất chân đứng vì “cờ khác” là cờ nào? Đỏ hay trắng? Ai là người có đủ thẩm quyền (Nông đức Mạnh hay Phan văn Khải…) để chuẩn nhận lá cờ mới? Nó cũng đồng nghĩa với ý kiến của Bùi Tín là khi “hội họp không nhất thiết phải treo cờ…”, chỉ cần màu trắng của bốn bức tường là đầy đủ.
  
 - “Mây mù thế kỷ” được chuẩn bị từ lâu và giữ vai trò gây rối loạn về mặt tâm lý, tư tưởng, văn hóa trong cộng đồng tị nạn.
   
- Tất cả đều quy về một mối: “Triệt hạ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” để chỉ còn lại “Cờ Đỏ Sao Vàng”.
   
   Nếu chấp nhận “Cờ Đỏ Sao Vàng” thì đã không có cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại.
   
   Xin mượn lời nói mộc mạc của một em nhỏ trên Diễn đàn Dân chủ để kết thúc bài viết này. Đồng thời, đề nghị me-xừ Bùi Tín nên có một chút suy tư sau khi đọc. Lời nói đó như sau:
   
   “Ngày xưa vì cờ đỏ mà các em phải theo gia đình đi vượt biên chết sống khó lường lại bị đảng CSVN nguyền rủa là cặn bã xã hội. Khi cận kề tử thần trên biển, gia đình của em nhờ cờ vàng để kêu gọi trợ giúp và ghe nhắm hướng cờ vàng trên các đảo tị nạn để tìm đến tự do. Ngày nay đảng CSVN bán nước cho Trung cộng lại kêu gọi các em “treo cờ đỏ, bỏ cờ vàng.”
 
Biển Ðông
Quý vị có thể trực tiếp vào Blog Biển Ðông 75, xin theo những cách sau đây:

1. Vào http://www.yahoo.com/ 
2. Ðánh "biendong75" rồi Click Search

Hay vào trực tiếp: http://biendong75.blogspot.com/

Hay vào trang Web Biển Ðông 75: www.biendong75.net

Saturday 5 November 2011

Ta Tu co gai song Lam


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


     Tạ từ cô gái sông Lam
                         Thơ: Nguyễn Ðình Hải  -  Nhạc & Hòa âm: Ngô Ðình Thiện

Trở lại Trang Nhạc Việt


Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK

Wednesday 2 November 2011

Cung dung len


Biển Ðông xin giới thiệu nhạc phẩm


       Cùng đứng lên
                                                  Nhạc & Hòa âm: Ngô Ðình Thiện

Trở lại Trang Nhạc Việt


Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
  1. Click vào "Download nhạc phẩm "********"
  2. Saving vào Hard disk
  3. Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
  4. Chọn "Print with Preview"
  5. Chọn "Scale to fit Media"
  6. Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
  7. Click Print
  8. Click OK