Wednesday 28 September 2016

Cuộc chiến Formosa...




ChinhNghia] Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã
Social
To
CC
27 Sep at 11:33 PM

Dậy mà đi! ơi! Ðồng-Bào ơi!

---------- Forwarded message ----------
From: lou bowie
Date: 2016-09-27 15:14 GMT-07:00
Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ!
       
Ngày 26/9/2016, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện. Phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.


Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến - phải gọi như vậy - của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.


Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS - đã biện bạch rằng: " Không ai chọn được láng giềng", thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: "Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá" - Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước "của dân, do dân, vì dân" vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử "dân chủ đến thế là cùng" vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời "tuyên thệ" được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua... Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho "thủy triều đỏ", "tảo nở hoa" rồi thì "tổn hại cho đất nước?"...

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng "biển đã hết độc"... nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng... để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến (!?)

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và... vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh... Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn


Chúng tôi đã có bài viết: "Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?". Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm "hỗ trợ" và "đền bù" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự "hỗ trợ" từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ kiện trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và ngày 26/9/2016, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.
--------------------
Biển Ðông 75
30.9.16

Thursday 22 September 2016

NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI NGHÈO HAY GIÀU



Kính gửi tác giả: Phạm Ðình Lân, F.A.B.I

Thưa Tác giả,

Biển Ðông 75 nhận thấy bài viết “NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI NGHÈO HAY GIÀU” rất giá trị về ngôn ngữ và chính trị đối với hiện tình đất nước Việt Nam hôm nay. Bài viết cần phải được phổ biến rộng rãi; Biển Ðông 75 xin phép được tiếp tay Tác giả phổ biến bài viết này.

Cảm ơn Tác giả,
Trân trọng,

Biển Ðông 75

ChinhNghia] NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI NGHÈO HAY GIÀU
Social
To
CC
Today at 9:28
 

Vài Chuyện Quanh Ta 
NGÔN NGỮ LOÀI NGƯỜI NGHÈO HAY GIÀU 
 PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. 



Ngôn ngữ loài người càng ngày càng phong phú và tế nhị hơn. Từ ngữ càng ngày càng nhiều hơn. Cuốn từ điển càng lúc càng dày hơn. Nguồn gốc của sự phong phú và tế nhị tạm giải thích như sau:

* Sự giao tiếp và học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc

Các dân tộc trên thế giới tiếp xúc nhau qua các cuộc giao thương, truyền đạo, chiến tranh. Do đó, bất cứ ngôn ngữ nào cũng có từ ngoại ngữ. Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc nên trong từ điển của Hoa Kỳ có đủ từ ngữ của các dân tộc khác nhau không phải là người Anh. Ngôn ngữ các nước Âu Châu nào cũng có gốc La Mã và Hy Lạp. Ngôn ngữ Việt Nam hay Triều Tiên không sao thoát khỏi ảnh hưởng của ngôn ngữ Trung Hoa. Phật Giáo ở Việt Nam và Triều Tiên không thuần tuý Phật Giáo xuất phát từ Ấn Độ mà là Phật Giáo Đại Thừa do các sư tăng Trung Hoa truyền giảng. Trước khi người Pháp đô hộ Việt Nam trong ngôn ngữ chúng ta không có những từ như lúa mì, bánh mì, nho, cải xà lách và muôn ngàn từ ngữ khác trên mọi lãnh vực hoạt động hầu như vắng bóng ở nước ta trước đó. Làm cách nào tránh khỏi sự vay mượn từ ngữ trên lãnh vực khoa học kỹ thuật? Những chữ bù lon, con vít, vô- lăng, săm, lốp, cây dên, cây láp... hoàn toàn không phải là tiếng Việt mà tiếng Pháp Việt hoá và được dùng cho đến bây giờ. Những chữ lính mã tà (matas)lính săn đá (soldat)nhà băng (banque)con tem (timbre)... không có trong ngôn ngữ Việt Nam trước năm 1860. Quần đảo Phi Luật Tân sớm bị người Tây Ban Nha đô hộ. Người Phi Luật Tân theo đạo Thiên Chúa do ảnh hưởng của người Tây Ban Nha. Trong tiếng Tagalog có nhiều từ ngữ vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha khi xâm chiếm Nam Mỹ cũng vay mượn nhiều từ ngữ từ người bản địa. Người Tây Ban Nha vay mượn chữ Annona ( trái mãng cầu) từ người bản xứ ở Nam Mỹ. Đến nước ta nó chỉ còn chữ NA mà thôi.

* Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Những cuộc cách mạng chánh trị vào thế kỷ XVIII dẫn đến việc thế tục hoá chánh quyền. Giáo dục cưỡng bách và dân chủ được quảng bá sâu rộng trong quần chúng. Khoa học kỹ thuật có đất màu mỡ để vươn lên. Cái nồi sốt- de ( chaudière) không thể có tên trong ngôn ngữ của Pháp trước sự phát minh ra máy chạy bằng hơi nước. Từ phát minh này ta có tàu và xe lửa. Chiếc tàu khác với chiếc ghe. Ghe làm bằng gỗ và nhỏ hơn chiếc tàu rộng lớn và làm bằng kim khí. Ghe do người chèo. Tàu chạy bằng máy, tốc độ cao hơn chiếc ghe nhiều. Ghe chỉ chèo trên sông. Tàu chạy trên sông hay trên biển. Gọi là xe lửa vì khi chạy nó phun khói và lửa. Đường cho xe lửa chạy gọi là đường rầy (rail) hay đường sắt (chemin de fer, railroad hay đường hoả xa). Đến đầu thế kỷ XX xe hơi và phi cơ ra đời. Có vật thì phải đặt tên. Gọi là xe hơi vì nó chạy bằng hơi theo sự suy nghĩ của tiền nhân ta lúc bấy giờ. Nghe người Pháp gọi là automobile ta dịch lại thành xe tự động vì không có ngựa kéo cũng không thấy ai đẩy mà vẫn chạy nhanh hơn cả xe tứ mã. Xe chở hàng nặng Pháp gọi là camion thì ta âm thành cam- nhông. Xe Jeep nhỏ bé thì gọi là xe con cóc hay xe Jeep, tên của công ty làm ra nó. Hoa Kỳ là quốc gia lãnh nhiều giải thưởng Nobel trên mọi lãnh vực hoạt động của nhân loại. Hằng năm họ có hàng ngàn sản phẩm mới ra đời. Như vậy bộ Bách Khoa Từ Điển của họ có thêm hàng ngàn từ mới mỗi năm. Đó là chưa nói đến các lãnh vực khác như kinh tế, tài chánh, chánh trị, thể thao, văn hoá, nghệ thuật v. v. Đây là một quốc gia trẻ đã sớm già dặn trên mọi lãnh vực hoạt động của loài người.

*Sinh hoạt chánh trị dân chủ

Sinh hoạt dân chủ giúp cho người giảng dạy và người cầm bút có những sáng kiến cho ra đời nhiều từ ngữ mới ứng dụng trong cuộc sống. Chế độ quân chủ chuyên chính và các chế độ độc tài làm cho sáng kiến con người cằn cỗi. Trong chế độ độc tài chỉ có người lãnh đạo có sáng kiến mà thôi. Làm thế nào sáng kiến của một người hơn sáng kiến của nhiều người được?

Nước Anh là nước quân chủ. Sao họ vẫn tiến bộ?

Nước Anh là nước quân chủ. Nhưng Anh là một nước có truyền thống dân chủ mặc dù không có hiến pháp thành văn. Truyền thống dân chủ Anh được tìm thấy qua bảng Đại Hiến Chương (Magna Carta) ban hành vào năm 1215. Vua Anh ngự chớ không trị từ khi cách mạng đại nghị lớn mạnh vào thế kỷ XVIII ở nước này. Các nước quân chủ ở Âu Châu ngày nay như Hoà Lan, Bỉ, Luxembourg, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy... cũng thế. Nhật không phải là quốc gia quân chủ sao? Người Nhật hưởng tự do, dân chủ trọn vẹn. Thực tế dân chúng ở các nước quân chủ nói trên được hưởng tự do, dân chủ và cuộc sống ấm no hạnh phúc, xã hội trật tự và an lành khiến nhiều dân tộc khác ước mơ.

Nhờ có tự do, dân chủ và công bằng xã hội dân chúng mới hăng say đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh cho đất nước. Trong đống rác còn có vật quí. Trong rừng có nhiều cây cho gỗ quí. Xã hội loài người há không có người quí hay sao? Ở xứ độc tài người ta tìm mọi cách diệt người quí vì người cầm quyền quá lo nghĩ đến ngôi vị, quyền hành và lợi lộc. Người có tài năng thì bị giết, bị thủ tiêu ám muội. Người thì bị cầm tù, bị bỏ đói đến phải quên TRÍ để được CƠM; người phải đi tù; người phải bỏ nước để tự cứu lấy mình v. v.

Có dân chủ và công bằng xã hội đất nước mới có nhân tài được tuyển chọn từ mỗi giai tầng xã hội khác nhau để góp phần vào việc xây dựng đất nước. Nhân tài bị hành chánh hoá hay chánh trị hoá dễ say mê danh vọng và lợi lộc như đã thấy từ xưa đến nay đã, đang và sẽ không đóng góp gì cho sự vươn lên của quê hương, trái lại làm cho tệ nạn xã hội ngày càng thêm chồng chất. Trong trường hợp này nhân tài còn tệ hơn kẻ bất tài vì kẻ bất tài không gây hại cho xã hội như nhân tài hành chánh hoá hay chánh trị hoá.

Có nghiên cứu, có phát minh thì có sản phẩm vật chất, có tên đặt mới đều đều. Ở xứ dân chủ người đồng tính được tôn trọng. Đồng tính nam và nữ có từ ngữ riêng biệt. Một chuyện nhỏ như vậy đã cho thấy sự phong phú trọng ngôn từ.

Ngày xưa không ai dám nói cái gi khác với đức Khổng Tử. Con người quây quần chung quanh các khẩu hiệu được xem là khuôn vàng thước ngọc như:

Trung quân, ái quốc
Trung thần bất sự nhị quân.

Con người sinh ra để bị áp bức, bị đè nén, nhịn chịu với triết lý:
Câu nhịn chín câu lành.

Trong nhà thì con gái bị kỳ thị với:

Nhất nam viết hữu,
Thập nữ viết vô.

Con gái không được quyền hưởng gia tài nếu có gia đình, không được chỉ dạy nghề gia truyền. Trong nước con gái không được quyền đi học, không được dự các cuộc thi để ra làm quan. Về mọi lãnh vực hoạt động đương nhiên 50% nhân lực không được sử dụng một cách hợp lý.

Con người bị đè nén và tự đè nén đến nỗi khi đói vẫn phải nói no vì:

Miếng ăn là miếng tồi tàn.

Vậy mà:

Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu
Một miếng thịt làng
Bằng một sàng thịt chợ.

Những câu:

Trai năm thê, bảy thiếp.
Gái chính chuyên một chồng.

không dựa vào sự công bằng mà chỉ dựa vào khái niệm đa tử đa tôn thì đa phúc trong xã hội Khổng giáo.

Vì chữ hiếu người ta phải sống lẩn quẩn sau luỹ tre làng vì:

Sống vì mồ mả chớ ai sống cho cả bát cơm.

Óc sáng tạo bị bóp nghẹt.

Óc phiêu lưu mạo hiểm bị dập tắt để được thay bằng cái nhìn chật hẹp không quá luỹ tre làng và những ý niệm mơ hồ có tính biểu tượng hơn là lợi ích thực tế.

Óc tự hào địa phương phát triển trong tinh thần biết ta mà không biết người. Con người sớm có óc bảo thủ và óc phục tùng chỉ vì cha ông làm thế nên con cháu phải làm như thế dẫu biết đó là những chuỗi thất bại hay không còn thích hợp với thời thế. Chữ Hiếu biện minh cho những thất bại được xem là truyền thống vinh quang.

Người sống phải lắng tai nghe người chết dạy từ dưới đáy mộ như nghe lời dạy của Bác bây giờ vậy. Người ngoại quốc đến Việt Nam chỉ ghi nhận hai điều:

1.kỳ quan của thủ đô là một ngôi mộ khổng lồ

2. người sống lắng tai nghe lời dạy của người nằm dưới đáy mộ.

Một điều đáng lưu ý là từ ngữ nghèo nàn dưới chế độ độc tài. Trong vài trường hợp cách dùng từ ngữ trở nên khó khăn trong một nước dân chủ vì trọng nhân quyền. Để tránh bị lên án kỳ thị những chữ NGU, DA ĐEN, CHẬM TIẾN dần dần biến mất ở các học đường, trong sách vở và trên báo chí.

Đa số người Việt Nam không quen thuộc các sắc dân trên thế giới. Thời chiến tranh Việt Nam I trong hàng ngũ quân Viễn Chinh Pháp có nhiều người Phi Châu cao lớn da đen được gọi là Tây Đen. Người Algeria, Tunisia, Morocco được gọi chung là người Ma- rốc (Maroc). Người Phi Châu cao lớn, mặt gạch vài lằn được gọi làTây Đen Mặt Gạch. Thời chiến tranh Việt Nam II họ gọi các anh GIs Mỹ da đen là Mỹ Đen. Ở Hoa Kỳ họ gọi lịch sự là người Da Màungười Mỹ gốc Phi Châu.

Người Pháp gọi thẳng thừng các nước chậm tiến là Pays arriérés (backward countries).

Người Hoa Kỳ kiêng cữ các từ ngữ đó. Họ dùng chữ Developing Countries ( xứ đang mở mang -en voie de développement theo tiếng Pháp). Như vậy chỉ có một vài từ ngữ bị tránh né chớ không hoàn toàn bị triệt tiêu vì lý do tâm lý và chánh trị. Những từ ngữ đó đều là hình dung từ. Con số này quá nhỏ so với sự gia tăng từ ngữ ở các nước tân tiến đặc biệt là Hoa Kỳ. Có cái gì cản trở không cho một quốc gia trẻ trên 200 tuổi trở thành sư phụ của các quốc gia có văn hoá ngàn năm? Có cái gì không cho phép một quốc gia có quá khứ thuộc địa vượt qua quốc gia đô hộ mình? Anh, Pháp, Đức...há không đặt dưới sự cai trị của đế quốc La Mã sao?

Sự phong phú từ ngữ nói lên tinh thần tự do, dân chủ của một xã hội tiến bộ về mọi mặt. Có phải chăng đã đến lúc phải bỏ những câu lỗi thời như:

Vua có khó thì thợ mới hay.
Mẹ chồng khó thì nàng dâu mới khéo.

Các tổng thống Hoa Kỳ, Pháp và các vua Nhật và các nước Âu Châu có khó khăn, hà khắc với dân đâu mà thợ vẫn khéo léo tinh xảo với những lâu đài, cung điện, cao ốc hàng trăm từng và những chiếc cầu vĩ đại vững chắc trơ gan cùng tuế nguyệt vẫn không ngã đổ. Ngành nữ công gia chánh ở các nước ấy có thua kém ai dù chẳng cần có các bà mẹ chồng khó khăn, gay gắt. Hai câu trên sai và lạc lõng trong thời đại chúng ta đang sống. Cái gì sai thì phải vất bỏ. Bỏ được hai câu này thì bỏ được việc lắng nghe người dưới đáy mộ với những giáo điều sai lầm hay chân lý hiển nhiên về chuyện gà hai chân, bò bốn cẳng, chó nhiều lông buồn tênh, tẻ nhạt, hầu đưa thủ đô về vị trí của một thành phố tiêu biểu của một quốc gia thay vì thủ đô là một nhà mồ vĩ đại!

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

-----------------------
Biển Ðông 75