From: Khai Tran
----- Forwarded Message
-----
From:
John Le
Sent:
Friday, February 9, 2018, 12:18:44 PM CST
Subject:
Fw: Fwd: Fw: Fwd: Tình báo KGB tiết lộ VC tiến hành thảm sát Huế 1968 như thế
nào
===o0o===
Tình báo KGB tiết lộ VC tiến hành thảm sát Huế 1968
như thế nào
Từ quan điểm Liên Xô, chủ trương “tận diệt kẻ thù”
trong thảm sát Mậu Thân đã được Yuri Alexandrovich Bezmenov, cựu nhân viên KGB
đào thoát sang phía tự do năm 1970, giải thích:
“Tương tự, trong một quận nhỏ Huế tại Nam Việt Nam,
nhiều ngàn người đã bị xử tử trong một đêm khi thành phố bị Việt Cộng chiếm chỉ
trong hai ngày; CIA Mỹ không thể nào trả lời được câu hỏi, làm thế nào CS có khả
năng biết từng cá nhân người bị xử tử, ông ta sống ở đâu, đến nơi nào để bắt
ông và để bắt chỉ trong bốn giờ trước bình minh, bỏ ông ta lên xe, lái ra khỏi
thành phố và bắn. Câu trả lời rất đơn giản. Thật lâu trước khi chiếm thành phố
đã có một mạng lưới rộng lớn của những CS nằm vùng; họ là dân địa phương và là
những người biết một cách tuyệt đối những ai trong thành phố có ảnh hưởng với
dư luận quần chúng, kể cả những anh thợ hớt tóc và tài xế taxi. Những ai có cảm
tình với Mỹ đều bị xử bắn…”
Những hành động dã man nhắm vào dân lành tại Huế , làm
nhớ tới Liên Xô tàn sát hàng ngàn hàng binh Ba Lan phần lớn là sĩ quan vào
tháng 9-1939 tại rừng Katyn ở phía tây thành phố Smolensk, chứng tỏ bản chất hiếu
sát vốn tiềm tàng trong máu óc của cộng sản, dù chúng là ai chăng nửa, tất cả đều
giống nhau vì cùng chung một tổ.
Trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị
thiệt hại nặng nhất về nhân mạng cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài
nhất. Riêng người Huế sỡ dĩ bị tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, do VC
được chỉ điểm bởi một số nằm vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại
được tự do đi lại trong thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ
mồng hai tới mồng bốn, tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn,
đúng với kỹ thuật bắt và thủ tiêu kiểu KGB.
Cho đến nay không ai biết chính xác số người bị VC tàn
sát tại Huế là bao nhiêu nhưng căn cứ vào thống kê số hài cốt tìm được trong một
số hầm chôn tập thể sau khi giặc bị đánh đuổi khỏi thành phố, tại các địa điểm
Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bải Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn,
Phía đông Huế, Lăng Tự Ðức, Ðồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Ðông Ba, Trường An Ninh
Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Lăng Gia Long, Ðồng Di, Vịnh Thái,
Phù Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Ðá Mài... tổng cộng
hàng ngàn người chết.
Để giết chết nhiều ngàn người bằng những phương pháp
dã man và chỉ trong một thời gian ngắn không phải là hành động tự phát, tư thù,
ngẫu nhiên mà là một chính sách “tận diệt kẻ thù” đã được quyết định từ trung
ương đảng CSVN.
Như đã được bạch hóa, danh sách sĩ quan Ba Lan bị giết
tại rừng Katyn đã được chính Stalin phê chuẩn. Danh sách nạn nhân Huế cũng đã
được trung ương đảng CSVN chấp thuận. Điểm khác nhau duy nhất, CS Liên Xô giết
người Ba Lan còn CSVN giết người Việt Nam.
Dưới chế độ CS không có chuyện cá nhân. Tất cả, từ tổ
ba người đến toàn đảng đều thống nhất theo một chủ trương. Nếu có giết lầm thì
việc giết lầm đó cũng nằm trong chủ trương “giết lầm còn hơn bỏ sót” của đảng.
Để chiến thắng bằng mọi giá và mọi cách, đảng CS cần một
mạng lưới nằm vùng trung thành, dã man, cuồng tín và hữu hiệu. Thành phần này cần
thiết để trực tiếp thi hành các chính sách của đảng CS tại địa phương.
Danh sách dài của những người bị giết tại Huế đã được
CS cấp trên chấp thuận và giao cho các cấp địa phương để thi hành bản án xử tử.
Danh sách đó dĩ nhiên do CS nằm vùng tại Huế cung cấp và chính những CS nằm
vùng này là những người thực hiện việc giết người.
Ngày 13/9/1939, Hồng quân Liên Xô (LX) xâm lăng Ba Lan
và chiếm đóng một phần lãnh thổ nước này và bắt tay vào việc “lập lại trật tự”.
Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập hàng loạt hệ thống các trại mang danh
“trại lao động”, “trại tù”, “Gulag”, hay “trại tập trung”, trong thực tế là những
trại tử thần do Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) tiền thân của KGB (Cục An ninh
Quốc gia) quản lý. Hàng ngàn thành viên giới trí thức Ba Lan cũng bị bắt giam
vì bị cho là “nhân viên tình báo, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà
máy, luật sư và tu sĩ”. Tổng cộng, có chừng 15 ngàn người – trong số đó có hai
sĩ quan mang quân hàm tướng. Ngày 5-3-1940, theo đề nghị của Beria, Chính ủy của
NKVD, Stalin đã ký một sắc lệnh hành quyết 25.700 “người quốc gia và phản cách
mạng”. Nạn nhân của vụ thảm sát được chôn trong các nấm mồ tập thể tại Katyn (gần
Smolensk), Mednoye (gần Tvar) và các khu rừng ở Pyatykhatky (ngoại ô Kharkov).
Vụ thảm sát và việc xóa bỏ dấu vết các nạn nhân đã được thực hiện một cách tuyệt
mật.
Đến năm 1941, Wehrmacht (quân đội Đức) đẩy lui Hồng
quân và hơn một năm sau người Đức đã tìm ra những hố chôn tập thể rải rác trên
3 địa điểm nói trên. Trước lời tố cáo của Đức, Liên Xô phủ nhận hoàn toàn trách
nhiệm và quy ngược lại trách nhiệm về phía phát xít Đức. Cần nói thêm ở đây là
vì nhu cầu đồng minh với Liên Xô để chống phát xít, Anh và Mỹ đã cố ý cho “chìm
xuồng” vụ này trong suốt thế chiến và cả nửa thế kỷ sau đó. Phải đợi đến khi chế
độ cộng sản sụp đổ vào thập niên 90 thì tất cả mới được đưa ra ánh sáng với sự
hợp tác của ba đời Tổng thống Nga là Yeltsin, Putin và Medvedev. Tháng 11/2010,
viện Duma (hạ viện Nga) đã thông qua một nghị quyết tuyên bố rằng tội ác Katyn
được tiến hành theo các chỉ thị của Stalin và các quan chức Liên Xô khác.
Việc Nikita Khrushchev (1894-1971) bị đảo chánh ở Liên
Xô ngày 15-10-1964 là một biến cố rất thuận lợi cho VV. Khrushchev chủ trương
hòa dịu với các nước Tây phương và sống chung hòa bình giữa các nước có chế độ
chính trị khác nhau. Chính phủ Liên Xô dưới thời Khrushchev, vào đầu năm 1957,
đã đưa ra đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai
nước riêng biệt, nhưng bị nhà cầm quyền VC quyết liệt phản đối.
Trong khi đó, VC quyết dùng võ lực để xâm chiếm VNCH.
Khi biến cố Maddox xảy ra trong vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964, Hoa Kỳ leo
thang chiến tranh, oanh tạc Bắc Việt. Ban lãnh đạo mới của Liên Xô gồm tam đầu
chế Leonid Brezhnev (1906-1982), Alexei Kosygin (1904-1980) và Nicolay Podgorny
(1903-1983) muốn lôi kéo Bắc Việt về phía mình trong cuộc tranh chấp giữa Liên
Xô và Trung Hoa, liền tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Bắc Việt trong trường hợp Bắc
Việt bị Hoa Kỳ tấn công. Tháng 2-1965, thủ tướng Liên Xô Kosygin viếng thăm Hà
Nội.
Để đáp lễ và tiếp tục cuộc thương thảo, tháng 4-1965,
Lê Duẩn (1907-1986), bí thư thứ nhất đảng Lao Động Việt Nam (LĐVN) cầm đầu phái
đoàn sang Moscow. Trong dịp nầy, một thỏa ước viện trợ đã được ký kết; đồng thời
Liên Xô đồng ý cho một tổ chức do đảng LĐVN lập ra để điều khiển chiến tranh ở
miền Nam là MTDTGP MNVN đặt văn phòng liên lạc tại Mạc Tư Khoa.
Tuy chưa chính thức thừa nhận về mặt ngoại giao theo
công pháp quốc tế, nhưng việc Liên Xô chấp thuận cho MTDTGPMNVN đặt văn phòng
liên lạc tại Mạc Tư Khoa, có nghĩa là Liên Xô xác nhận sự hiện diện của mặt trận
nầy tại miền Nam Việt Nam, khởi đầu cho việc tăng cường viện trợ quân sự cho Bắc
Việt cũng như MTDTGPMNVN theo chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà sau nầy
các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev.
Từ đó, vũ khí Liên Xô được đưa vào chiến trường miền
Nam để trang bị cho lực lượng cộng sản. Nhiều quan sát viên ghi nhận rằng các
loại vũ khí nầy tối tân hơn các loại vũ khí còn sót lại sau thế chiến thứ hai
(1939-1945), mà Hoa Kỳ trang bị cho quân lực VNCH cho đến năm 1968.
Tại Bắc Việt, giữa năm 1967, đảng LĐ ra tay lần chót,
lần lượt bắt giam tất cả những thành phần theo chủ trương hòa dịu giữa các nước
có chế độ chính trị khác nhau của Khrushchev, tức những thành phần không đồng ý
với cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam. Lãnh đạo đảng LĐ lúc đó gán cho họ tội
danh là thành phần “xét lại”, âm mưu “chống đảng”. Đó là các ông Hoàng Minh
Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang, và khoảng 40 nhân vật khác, trong đó có cả
trí thức, văn nghệ sĩ.
Nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Liên
Xô, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng LĐ, cùng hai uỷ viên Bộ chính trị là Võ
Nguyên Giáp, bộ trưởng Quốc phòng và Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng Ngoại giao lên
đường vào cuối tháng 10-1967 qua Mạc Tư Khoa dự lễ. Trên đường đi, phái đoàn nầy
đã ghé qua Bắc Kinh xin quân viện, trình bày kế hoạch mới theo quyết định của Bộ
chính trị VC vào tháng 7, đã được Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hứa gởi
qua Bắc Việt 300,000 lính phòng không và công binh, cung cấp hoả tiễn 107 ly,
240 ly, quân dụng, lương khô, thuốc men. Tại Mạc Tư Khoa, Liên Xô chấp thuận
cho Bắc Việt thêm đại bác 130 ly, chiến xa T54, phản lực cơ Mig 21 và các loại
vũ khí nặng khác. Cũng trong dịp nầy, để chứng tỏ một lần nữa tình thân thiện
Xô Việt, những nhà lãnh đạo Xô Viết quyết định tặng Hồ Chí Minh huân chương
Lenin.
Trên toàn lãnh thổ VNCH, trong cuộc tổng công kích Tết
Mậu Thân, chỉ trừ vụ tấn công Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn để gây tiếng vang
trên thế giới, du kích CS hầu như tránh tấn công các căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên
toàn quốc, mà chỉ nhắm vào các thành phố và các căn cứ quân sự VNCH.
Trước Tết Mậu Thân, chỉ huy đặc khu Trị-Thiên-Huế (tức
Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế) của VC là thiếu tướng Trần Văn Quang.
Trần Văn Quang cử Lê Minh, bí thư tỉnh ủy đảng Lao Động (CS) tỉnh Thừa Thiên-Huế,
phụ trách mặt trận Trị-Thiên. Minh chia mặt trận Trị-Thiên thành 3 khu vực: mặt
trận Quảng Trị giao cho Hồ Tú Nam phụ trách; mặt trận Phú Lộc (phía nam Thừa
Thiên) giao cho một cán bộ tên Chi chỉ huy; còn mặt trận Huế, quan trọng nhất,
do Lê Minh đích thân đảm nhận. Minh lại chia Huế thành hai điểm để tấn công: phía
bắc Huế (tả ngạn sông Hương), và phía nam Huế (hữu ngạn sông Hương)
Cánh quân phía bắc Huế do một người tên Thu chỉ huy,
Trần Anh Liên làm chính ủy. Lực lượng gồm có trung đoàn 6 (gọi là E-6, gồm có 3
tiểu đoàn), thêm 1 tiểu đoàn đặc công, 1 đại đội pháo và du kích hai quận Hương
Trà và Hương Điền. Cánh quân nầy xuất phát đúng vào tối Giao thừa (29-1-1968) từ
rừng núi tây Huế, chia làm 4 mũi đánh vào cửa Chính Tây (nằm về tay trái hoàng
thành từ Kỳ đài nhìn vào), cửa An Hòa (cửa Tây Bắc), Kỳ đài (cột cờ trước Ngọ
môn), sân bay Tây Lộc và đồn Mang Cá. Cộng quân làm chủ ngay được cửa Chính
Tây, cửa An Hòa và Kỳ đài, nhưng thất bại ở sân bay Tây Lộc và đồn Mang Cá. Đồn
Mang Cá lúc đó là nơi đặt bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB do chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng
đứng đầu. Chính đồn Mang Cá là điểm tựa vững vàng để quân đội VNCH cũng như Đồng
minh tổ chức phản công.
Qua cửa Chính Tây, VC tiến chiếm Đại nội. VC dùng bờ
thành Đại nội để bảo vệ Kỳ đài, nơi đó, ngày 31-1 (mồng 2 Tết), VC treo một lá
cờ lớn của MTDTGP MNVN. Từ Kỳ đài, VC tiến quân theo mé bờ tả ngạn sông Hương
(tức bờ phía bắc), chiếm đồn Cảnh sát chợ Đông Ba, bắt tay với một cánh cộng
quân khác cũng của E-6, làm chủ hoàn toàn khu vực Đông Ba, Gia Hội. Cánh quân
phía nam Huế do Thân Trọng Một chỉ huy, Nguyễn Vạn làm chính ủy. Lực lượng gồm
có trung đoàn E-9 của sư đoàn 309, trung đoàn 5 (4 tiểu đoàn), 1 tiểu đoàn
pháo, và 4 đội đặc công.
Cánh quân nầy dự định xuất phát tối Giao thừa (29-1),
nhưng vừa xuất phát thì bị phi cơ thám thính Mỹ phát hiện và bị pháo kích, phải
lẩn tránh nên tiến chậm. Sáng mồng 1 Tết (30-1) cánh quân nầy mới tiếp tục tiến
về phía thị xã Huế.
Sau 4 ngày giao tranh, cộng quân chiếm gần hết vùng hữu ngạn thành phố Huế cho đến lao xá Thừa Phủ (gần sát tỉnh đường Thừa Thiên). Cộng sản thả khoảng 2,000 tù nhân đang bị giam trong lao xá. Những người nầy liền được CS võ trang để tiếp tay cho họ. Quân đội VNCH chỉ còn giữ đài Phát thanh, Tiểu khu Thừa Thiên, Bản doanh MACV (Military Assistance Command, Viet nam) đặt ở khách sạn Thuận Hóa, và bến tàu Hải Quân.
Sau 4 ngày giao tranh, cộng quân chiếm gần hết vùng hữu ngạn thành phố Huế cho đến lao xá Thừa Phủ (gần sát tỉnh đường Thừa Thiên). Cộng sản thả khoảng 2,000 tù nhân đang bị giam trong lao xá. Những người nầy liền được CS võ trang để tiếp tay cho họ. Quân đội VNCH chỉ còn giữ đài Phát thanh, Tiểu khu Thừa Thiên, Bản doanh MACV (Military Assistance Command, Viet nam) đặt ở khách sạn Thuận Hóa, và bến tàu Hải Quân.
Về phương diện chính trị, ngay sau khi chiếm vùng tả
ngạn (phiá bắc Huế, vùng chợ Đông Ba, Thành nội…), ngày mồng 2 Tết (31-1) cộng
sản tiến hành tổ chức cầm quyền. ủy Ban Nhân Dân (danh xưng của cộng sản) trong
Thành nội gồm hai quận, do Nguyễn Hữu Vấn (giáo sư âm nhạc) làm chủ tịch quận
1, và Nguyễn Thiết (sinh viên Đại học Luật khoa) làm chủ tịch quận 2. Phía hữu
ngạn, cộng sản không thành lập kịp các ủy ban nhân dân, chỉ chú tâm vào việc
lùng bắt và kiểm soát tù hàng binh.
Ngày mồng 3 Tết (1-2-1968), đài phát thanh Hà Nội loan
báo thành lập tổ chức Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, DC & HB tại Huế do
Lê Văn Hảo, giáo sư Đại học Văn khoa Huế, làm chủ tịch, và Hoàng Phủ Ngọc Tường
làm tổng thư ký. Đài phát thanh HN cũng thông báo ngày 14-2, Lê Văn Hảo được
đưa lên làm chủ tịch chính quyền cách mạng Huế, với hai phó chủ tịch là bà Đào
Thị Xuân Yến (còn gọi là bà Tuần Chi), và Hoàng Phương Thảo (Thường vụ Thành ủy
cộng sản. Nguyễn Đắc Xuân, khi còn là sinh viên sống tại Huế, đã từng tổ chức
đoàn “Phật Tử Quyết Tử” vào năm 1966 để chống chế độ “Thiệu Kỳ”, rồi bỏ trốn
theo CS, nay trở lại Huế, phụ trách đội “Công tác Thanh niên”. Xuân được cộng sản
giao nhiệm vụ tổ chức “đoàn Nghĩa binh”, gồm những quân nhân Cộng Hòa bị kẹt
trong vùng cộng sản tạm chiếm, gọi là “Quân nhân Sư đoàn I ly khai”. Ngày
4-2-1968 (mồng 6 Tết), đoàn nầy ra thông cáo đả kích chế độ “Thiệu Kỳ”, nhưng
sau đó đoàn bị cộng sản phân tán ngay, vì sợ các quân nhân trong đoàn nầy quay
lại chống cộng sản. Nguyễn Đắc Xuân còn tổ chức đội “Nghĩa binh Cảnh Sát”, giữ
nhiệm vụ ngăn chận không cho dân di tản khi quân đội VNCH và Đồng minh phản
công.
Những đơn vị an ninh của cộng sản hoạt động mạnh sau
khi cộng quân tạm chiếm Huế. Những đơn vị nầy do một người tên Lê (Tư) điều khiển
chung, còn Tống Hoàng Nguyên phụ trách tả ngạn, và Nguyễn Đình Bảy (Bảy Khiêm)
lo phía hữu ngạn. Những đơn vị nầy truy lùng và bắt giết tất cả những nhân viên
chính quyền VNCH và nhân viên làm việc tại các cơ quan Hoa Kỳ, hoặc những người
cộng tác với Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA: Central Intelligence
Agency). Chính những đơn vị an ninh nầy là tác giả của những cái chết thê thảm
tại Huế.
.....Tình hình càng lúc càng bất lợi cho cộng sản. Lê
Minh, bí thư Thừa Thiên Huế, giữ trách nhiệm trực tiếp mặt trận Huế, tỏ ý muốn
rút lui trong cuộc họp ngày 19-2, nhưng còn phải chờ lệnh trên. Quân đội VNCH
và Đồng minh Hoa Kỳ đẩy dần quân cộng sản ra khỏi Thành nội. Sáng sớm 23-2, lá
cờ VNCH tung bay trên kỳ đài thay thế cờ của MTDTGP MNVN. Quân đội VNCH và Đồng
minh có thể nói đã làm chủ được tình hình Thành nội từ đây.
Phía cộng sản, “về sau có lệnh: chuẩn bị rút lui lên
vùng rừng núi phía Tây, cố bảo toàn lực lượng, mang theo đủ vũ khí chưa sử dụng
đến. Khi lệnh rút lui ban bố vào đêm 25 tháng 2, một không khí có phần hoảng loạn
diễn ra…”.
Người trong cuộc là ông Lê Minh, bí thư Thừa Thiên-Huế,
phụ trách mặt trận Huế trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đã thú nhận rằng
việc tàn sát tù binh và thường dân ở Huế là có thật. Ông ta tuyên bố chịu trách
nhiệm về cuộc tàn sát nầy, nhưng lại chống chế rằng cộng quân “đã ở trong một
hoàn cảnh quá khó khăn, đến không thể nào kiểm soát nổi những hành động thô bạo”.
Lời thú nhận của ông Lê Minh được đưa ra năm 1988, trong thời gian đảng CSVN bắt
đầu cởi mở, đã được đăng trên tạp chí Sông Hương và được dịch đăng trên báo
Newsweek ở Hoa Kỳ. Sau đó những biến động ở Đông Âu dồn dập xảy ra và Liên Xô sụp
đổ năm 1991, đã làm cho phái bảo thủ trong đảng CSVN cứng rắn trở lại. Hồ sơ Mậu
Thân bị khép kín lần nữa. Quyển hồi ký của Lê Minh liền bị thu hồi và bản thân
đương sự bị thất sủng, cô lập.
Sau sự kiện 1975, một cuộc thảm sát tương tự như ở Huế
1968, nhưng lần này VC lạm sát trên toàn lãnh thổ nước Nam, và hàng triệu con
dân nước Việt đã nằm xuống dưới lưỡi đao phủ của VC.
Chối tội, thậm chí vu oan giáo họa là nghế của Cộng Sản.
Sau khi Hồng quân Liên Xô tiến vào vùng Smolensk và đẩy lùi quân đội Đức, Liên
Xô thành lập một Ủy ban đặc biệt điều tra tội ác của quân đội phát-xít Đức
trong rừng Katyn. Tháng 1-1944, Ủy ban này công bố một loạt "chứng cứ"
chứng minh vụ thảm sát Katyn là do quân đội Đức gây ra. Năm 1945, I. Stalin quyết
định tháo "nút thắt Katyn" bằng cách đưa vụ thảm sát ra Tòa án Quân sự
tại Nuremberg.
Công tố viên Liên Xô, Tướng R.A. Rudenco đã buộc tội
phát xít Đức thảm sát 11.000 tù binh Ba Lan tại Katyn; tuy nhiên, Tòa án Quân sự
tại Nuremberg đã không đi đến một phán xét chung cuộc, vì phía Liên Xô không
đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Hơn mười năm sau, ngày 22-12-1955,
sau nhiều nỗ lực vận động của cộng đồng người Ba Lan tại Mỹ, một Ủy ban của Thượng
viện Hoa Kỳ đề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa vụ Katyn lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
và buộc tội Liên Xô trước Tòa án Quốc tế tại Hà Lan, song đề nghị này không được
chính phủ Mỹ chấp thuận.
Năm 1953, I. Stalin qua đời, "chủ nghĩa xét lại"
của Tổng Bí thư Nikita Khrushchev lên ngôi nhưng N. Khrushchev cũng không vượt
qua "phương pháp áp lực trực tiếp" đối với nước láng giềng Ba Lan; vì
thế, "vấn đề Katyn" không thể vô cớ bị xới lên lần nữa. Cuối thập
niên 50, dưới chỉ đạo của N. Khrushchev, A.Shlepin đã bí mật nghiên cứu hồ sơ vụ
Katyn.
Ngày 3-3-1959, A.Shlepin đệ trình "Văn bản
N-632-SH", kiến nghị tiêu hủy 21.857 cặp tài liệu về các nạn nhân Katyn -
những tài liệu mà theo như A.Shlepin giải thích, là chẳng những "không có
bất kỳ ý nghĩa cũng như giá trị lịch sử đối với chính phủ Liên Xô (…) và có lẽ
chúng cũng không phải là mối quan tâm thực sự đối với những bạn bè Ba
Lan"; trái lại, nếu ngẫu nhiên bị phát hiện, "có thể dẫn đến những hậu
quả vô cùng bất lợi cho Nhà nước Xôviết".
Shlepin đề nghị giữ lại những hồ sơ quan trọng nhất
như "Biên bản cuộc họp Troika NKVD cùng những văn bản thực hiện quyết định
số phận 15.000 tù binh Ba Lan. Ban lãnh đạo Liên Xô đã chuẩn y đề nghị của A.
Shlepin, chỉ giữ lại những hồ sơ quan trọng, được tập hợp thành một bộ "Hồ
sơ đặc biệt Số 1" và đưa vào bảo quản theo chế độ tuyệt mật, chỉ những người
lãnh đạo cao nhất của chính quyền Liên Xô mới có quyền tiếp cận.
Nửa sau của thập niên 80, trong khuôn khổ công cuộc cải
tổ, Michail Gorbachev đã đồng ý thành lập Ủy ban hỗn hợp Liên Xô-Ba Lan với mục
đích tìm sự lý giải cho những vết đen lịch sử trong quan hệ hai nước. Gọi tên ủy
ban như vậy nhưng trong thực tế là tìm phương thức thích ứng để công khai hoá
thủ phạm. Cũng cần lưu ý ở đây rằng, với cương vị Tổng bí thư và Chủ tịch Đoàn
Chủ tịch Xôviết Tối cao, chắc chắn Gorbachev đã biết rõ "Hồ sơ đặc biệt Số
1".
Trong tiến trình thắt chặt toàn diện quan hệ Liên Xô -
Ba Lan, năm 1986, M. Gorbachev và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan
W.Jaruzelski ký "Hiệp định về hợp tác Liên Xô - Ba Lan trong lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa và khoa học", theo đó, hai bên "chú trọng không để tồn
tại những vết đen trong lịch sử hai nước, không để lịch sử đốt lên hận thù dân
tộc".
Ngày 19-5-1987, tại Moscow đã diễn ra phiên họp toàn
thể đầu tiên Ủy ban Liên Xô - Ba Lan về lịch sử quan hệ song phương, "vấn
đề Katyn" được đưa vào chương trình nghị sự, song những nghiên cứu về sự
kiện này diễn tiến khá trì trệ và bị chi phối bởi tư tưởng giáo điều, bởi các yếu
tố chính trị trong nội bộ mỗi nước và trong quan hệ Liên Xô - Ba Lan.
Đến ngày 13-4-1990, nhân chuyến thăm Liên Xô của Tổng
thống W.Jaruzelski, một số tư liệu lưu trữ liên quan đến sự kiện Katyn mới được
chuyển giao cho phía Ba Lan. Ngày 13-4-1990, Hãng thông tấn Liên Xô TASS ra
"Tuyên bố chính thức" thừa nhận trách nhiệm của Liên Xô trong
"thảm kịch Katyn".
Tuyên bố nói rõ: "Tài liệu tìm thấy trong kho lưu
trữ cho phép kết luận về vai trò, trách nhiệm của Beria, Merkulov và các đồng sự"
đồng thời bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về sự kiện bi thảm Katyn.
Sau đó 20 năm, ngày 28-4-2010, Giám đốc Cơ quan lưu trữ
Liên bang Nga Andrey Artizov tuyên bố với báo giới các tài liệu liên quan đến vụ
Katyn được cơ quan này đưa lên website của mình cùng lời khẳng định: "Các
tài liệu này chưa bao giờ được đăng trên các website chính thức của Chính phủ
và đây là lần đầu tiên được đăng tải trên trang điện tử của chúng tôi, trong đó
có "Hồ sơ đặc biệt Số 1".
Các vụ xử bắn được tiến hành có phương pháp. Sau khi
thông tin cá nhân của người bị kết án được kiểm tra, anh ta bị trói tay và dẫn
tới một xà lim cách ly với các bao cát dọc theo các bức tường và một nỉ lót,
cánh cửa nặng. Nạn nhân phải quỳ giữa phòng, sau đó kẻ hành quyết tiến lại từ
phía sau và lập tức bắn vào sau đầu anh ta. Thi thể sau đó được mang qua cánh cửa
đối diện và bị bỏ vào năm hay sáu chiếc xe tải đợi sẵn, và người bị hành quyết
tiếp sau vào phòng. Ngoài việc cách ly kín phòng hành quyết, tiếng nổ của đạn
còn được ngụy trang bằng cách cho hoạt động những loại máy có tiếng ồn lớn (có
lẽ là những chiếc quạt) cả đêm. Quy trình này diễn ra hàng đêm,..
Ngày 4 tháng 2 năm 2010 Vladimir Putin, đã mời người đồng
cấp Ba Lan, tham giữ một cuộc tưởng niệm Katyn vào tháng 4. Ngày 10 tháng 4 năm
2010, chiếc máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński cùng phu nhân và 87
chính trị gia và các sĩ quan cao cấp khác đâm xuống đất tại Smolensk, làm thiệt
mạng toàn bộ 96 người trên máy bay. Các hành khách đang trên đường tới dự một lễ
tưởng niệm 70 năm vụ xử bắn ở Katyn. Đất nước Ba Lan choáng váng; Thủ tướng
Donald Tusk, người không ở trên máy bay, gọi đây là "sự kiện bi thảm nhất
của Ba Lan từ sau cuộc chiến tranh." Sau đó, một số giả thuyết âm mưu bắt
đầu lan truyền.
Nguồn Tổng Hợp, KGB
________________________
Biển Đông 75________________________
11.2.2018