Chào Đồng Chí
Bác Mao nào ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao…
(Thơ Chế Lan Viên)
Đọc thấy sướng con mắt…
-o-o-o-o-
Chào mừng năm 2022
Biển Đông 75 Kính Chúc toàn thể Quí Vị độc giả luôn an
bình và Đất Nước sớm trở về theo ý nguyện của Dân Tộc Việt Nam trong năm mới này.
-o-o-o-o-o-o-o-o-o-
Về chữ:
“Bảo đảm - Đảm bảo”
Biển Đông
hoàn toàn không có ý định đưa vấn đề điều chỉnh hay sửa sai “chữ và nghĩa” vào cuộc tranh luận; vì vậy, Biển Đông 75 chỉ nêu ý kiến và ước
mong quý vị từ trong nước ra hải ngoại cùng có chung ý nghĩ vui lòng góp tay, góp
sức. Bởi vì, chữ nghĩa Việt đã và đang bị thay đổi tùy thích, vô tội vạ do thể
chế mà ra. Khi nói do thể chế mà ra, tất phải có nguyên nhân – Cái nguyên nhân
này đã xuất hiện từ thời 1945 trong các vùng gọi là “chiến khu Việt Bắc”,
với lý do là “đề phòng” gián điệp địch
xâm nhập hàng ngũ “kháng chiến” gây nguy hại cho cuộc chiến chống Pháp thời bấy
giờ - Đó là thời gian ngôn ngữ Việt Nam ‘mới’ (new) - bắt đầu xuất hiện cho đến ngày
nay… trên đất nước Việt Nam - đã và đang
trên đường xâm nhập vào cộng đồng tị nạn cộng sản trên toàn thế giới.
Người
viết những giòng này đã được các vị tiền bối, cũng từng là “kháng chiến quân
trước 1945”, kể lại khi còn cắp sách đến nhà trường.
Ngày
nay, đất nước đang trong cơn sốt? Cơn sốt “trời
có khả năng mưa; cây cầu có khả năng xập; cà rem chạy đầy đường” và v.v…?
Biển
Đông xin trình bày một số từ ngữ hợp với “bảo”
thành những từ kép trong ngôn ngữ Việt:
Về
chữ: BẢO ===> Bảo an - Bảo đảm - (can
đảm) - Bảo hiểm - Bảo kiếm - Bảo lãnh - Bảo quản - Bảo tiêu - Bảo vệ v.v… Can
đảm… từ kép này không thể nói ngược thành “đảm can…” đây là nét đặc
thù trong ngôn ngữ Việt; hoàn toàn không có đặc tính dị hợm. Vậy thì tại
sao người ta không đổi ngược những từ khác thành, thí dụ: bảo an => an bảo; bảo
hiểm => hiểm bảo; bảo kiếm => kíếm bảo v.v...?
Một
số từ “bảo” đi đôi và đứng trước một
số từ khác biến thành những “động từ kép; danh từ kép; tĩnh từ kép” v.v… thật
linh động trong ngôn ngữ chúng ta…, khó có thể tìm thấy ở ngôn ngữ khác.
Còn về chữ đảm: đảm đương - đảm đang cùng một nghĩa, nhưng sự khác biệt cho thấy là do phát âm của vùng miền…; hoàn toàn không có dính líu hay lệ thuộc đến chính trị. Đây là nét đặc trưng của ngôn ngữ Việt Nam! Tóm lại, chữ đảm không thể đứng riêng một mình… vì không thể tạo ra tượng hình nên cần một từ phụ đứng trước, hoặc đứng sau như: đảm (đởm) lược hoặc can đảm thì mới đầy đủ ý nghĩa cho người đối diện hiểu ngay đối tượng của mình – Nhưng tại sao không đảo ngược can đảm thành đảm can để thành cặp bài trùng với đảm bảo? Một điều khó hiểu của những nhà ngôn ngữ học của đảng cộng sản Việt Nam!
Ước
mong Quí vị bạn đọc… thứ cho và điều chỉnh bài viết nếu thấy có lầm lỗi trong cách
diễn đạt của Biển Đông 75.
Trân
trọng cảm ơn Quí vị.
Happy New Year
Biển Đông 75
Ngày
28.01.2022