Tin Paris, ngày 25/02/2010
Đảng Việt gian cộng sản
và “chất xám” của người tị nạn
Lý Tuấn
Trở lại Trang Quan điểm thời sự
Báo Nhân dân điện tử, ngày 14/08/2005, phổ biến một bài viết với tựa đề “Khơi dậy nguồn lực chất xám của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, người viết tên là Nguyễn phú Bình, thứ trưởng ngoại giao, chủ nhiệm ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài. Nguyễn phú Bình tỉ mỉ phân tích về mọi ngành, mọi mặt và đánh giá cao khả năng (chất xám) của giới trẻ đã tốt nghiệp, nhấn mạnh đến sự cần thiết của thành phần này cho tương lai đất nước Việt Nam. Nguyễn phú Bình còn nêu lên con số chuyên viên to lớn, khoảng 300 ngàn, nhưng chưa có đóng góp gì đáng kể cho đất nước.
Nguyễn phú Bình đã chia người tị nạn cộng sản ở hải ngoại ra làm ba thành phần:
1. Kiều bào, thành phần làm ăn với chúng kể từ 1986;
2. Kiều bào, thành phần hưởng trợ cấp xã hội và ít nhiều còn vướng mắc với quá khứ;
3. Kiều bào, thành phần cốt cán mà chúng nhắm vào, thế hệ trẻ đã thành đạt, hiện nắm giữ nhiều vai trò quan trọng từ kinh tế, khoa học, viễn thông, điện tử v.v… tại những quốc gia họ đang cư ngụ.
1- Kiều bào, thành phần làm ăn với chúng
Nguyễn phú Bình viết:
“Từ đầu năm 1986, khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa trí thức kiều bào đã tăng cường các mối quan hệ làm ăn với trong nước. Công cuộc đổi mới của Việt Nam thu được nhiều thành tựu quan trọng đã làm tăng thêm lòng tin của trí thức kiều bào đối với công cuộc phát triển đất nước và tương lai dân tộc.” (Tr. 2)
Nếu căn cứ vào những tuyên bố loáng thoáng của các quan lại đỏ Việt gian, như câu trích ở trên, ta không thể nào hình dung được sự thật chứ nói chi biết sự thật của mối quan hệ làm ăn của trí thức kiều bào cộng với tăng thêm lòng tin cậy đối với đảng và nhà nước Việt gian, chỉ có cách lấy chuyện đã xảy ra để làm thước đo những gì mà ngụy quyền Ba-đình thổi phồng thành quả trái ngược với thực tế. Thí dụ:
Nhà tư bản kiều bào ở Hòa-lan, ông Trịnh vĩnh Bình, đã truy tố đảng và nhà nước Việt gian ra tòa án quốc tế về tội cướp đoạt tài sản, cơ sở làm ăn của ông, hai triệu đô-la và gần trăm kí vàng… mà ông đã đem về nước đầu tư xây dựng, phát triển xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước Ba-đình tránh né đề cập đến lý do bị ông Bình (người đầu tư) đưa ra tòa án quốc tế.
Hầu hết những người làm ăn với Việt cộng, luôn luôn bào chữa rằng, họ không quan tâm và không bao giờ dính đến chính trị; họ chỉ quan tâm việc đem công ăn việc làm cho đồng bào nghèo trong nước (sic). Đó là cách lý luận dùng sự đói khổ của nhân dân Việt Nam làm bình phông che đậy lòng tham cho việc làm ăn, áp phe với các chức quyền Việt gian cộng sản để kiếm lợi nhuận dễ và nhanh.
Thành ra, đã có một số người tị nạn về đầu tư, làm ăn với “đức ông” Ba-đình, đã từng bỏ của chạy vắt giò lên cổ… nhưng giữ im lặng và không dám đưa “đức ông” ra tòa vì không muốn người khác biết đến cái dại của mình
Nhưng với nhà kinh tài Trịnh vĩnh Bình thì hoàn toàn khác hẳn.
Một người với khả năng tự tạo cho mình cơ sở kinh tài to lớn như ông Trịnh vĩnh Bình, không thể nói là ông Bình không đủ khôn ngoan để hiểu: việc làm ăn chung với ngụy quyền cộng sản Ba-đình, gọi là đầu tư phát triển đất nước, chính trị phải đi chỗ khác chơi vì, chắc chắn, ông Bình thừa hiểu đụng tới nó tức là gây nguy hiểm cho chính bản thân và tiền bạc mang về Việt Nam đầu tư. Nghĩa là, ông đã có sự suy nghĩ cẩn thận trước khi dứt khoát quyết định là việc làm ăn này sẽ không nguy hiểm và đem lại cho ông mối lợi theo sự tính toán của nhà đầu tư. Nhưng ông đã bị “đảng và chính quyền” nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bỏ tù, tịch thu tất cả tiền bạc và cơ sở làm ăn. Chắc chắn không vì chính trị mà vì bị cướp.
Cuối cùng cuả vụ làm ăn, nhà kinh tài họ Trịnh ở Hòa-lan đã mất cả “chì lẫn chài” vì dính vào cái lừa của đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Không thể ngồi im nhìn tài sản mình bị các “đức ông” chia chác, nhà kinh tài Trịnh vĩnh Bình quyết định cho khai quang những bí mật làm ăn giữa ông ta và nhà nước Việt gian Ba-đình qua tòa án cũng như phổ biến trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại. Nhờ thế, mọi người mới thấy hậu quả việc “làm ăn” của ông với lũ đệ tử của “bác Hồ dê”.
Phản ứng và hành động của nhà kinh tài họ Trịnh đáng được xem là kinh nghiệm thực tế; hoặc là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang, hoặc sẽ vẫn u mê còn có ý định làm ăn với ngụy quyền Ba-đình.
Chúc nhà tư bản làm ăn xây dựng xã hội chủ nghĩa Trịnh vĩnh Bình nhiều may mắn trong việc truy tố bọn cướp Việt gian cộng sản ra tòa án quốc tế. Can đảm theo đuổi việc này tới cùng thì, một ngày nào đó, ông sẽ thành công rực rỡ trong việc đòi lại hai triệu đô-la và gần trăm ký vàng đã bị “đức ông Ba-đình” cướp mất.
Cái kết quả đương nhiên của kẻ thì tám lạng; “đảng, bác” đến 100 cân.
2. Kiều bào, thành phần hưởng trợ cấp xã hội và ít nhiều còn vướng mắc quá khứ
Muốn con cái của người ta nhưng lại dùng mỹ ngữ sỉ nhục bố mẹ của chúng là bọn ăn không ngồi rồi (nhỏ nhen, ích kỷ) hưởng trợ cấp xã hội nên còn vướng mắc quá khứ…, đó là sự ngớ ngẩn tột độ đến phải gọi là ngu xuẩn tối đa của tên chủ nhiệm ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, thứ trưởng ngoại giao ngụy quyền cộng sản Ba-đình. Tên Việt gian Nguyễn phú Bình diễn tả cái ngớ ngẩn, ngu xuẩn đó như sau: “…
"Chính thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài đang làm thay đổi cơ cấu cộng đồng, từng bước thay thế lớp người lớn tuổi, chủ yếu là đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và ít nhiều còn vướng mắc quá khứ…" (Tr. 1)
Pháp luật của những nước Tây phương rất công minh và bảo vệ người dân. Bổn phận của người dân khi còn trẻ là đi làm đóng thuế để nuôi dưỡng quốc gia; đối lại, quốc gia có bổn phận chăm lo, săn sóc khi họ về già. Tuyệt đại đa số người tị nạn đã đi làm; hoặc kinh doanh, buôn bán… và đóng thuế như người dân địa phương; khi về già thì họ được hưởng mọi quyền lợi như công dân sở tại. Vậy, hưởng trợ cấp xã hội thì có gì là xấu?
Nếu mọi người tị nạn cộng sản lười biếng không chịu làm ăn, chỉ ăn không ngồi rồi hưởng trợ cấp xã hội tại những quốc gia họ định cư, liệu họ có khả năng gửi về nước 3-4 tỷ đô-la hàng năm; liệu họ có khả năng tạo ra con số khoảng 300 ngàn chuyên viên thượng thặng, hiện đang đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong những xã hội nơi họ cư ngụ. Đảng Việt gian và Nguyễn phú Bình lấy ai ra để mà ve vãn, dụ khị?
Đảng và nhà nước Việt gian cộng sản lo cho cuộc sống của những người dân về hưu ở trong nước như thế nào? Việt gian Nguyễn phú Bình im re không dám đụng chạm đến.
Còn bọn già của đảng Việt gian cộng sản hiện nắm những chức quyền sinh sát, đã và đang: giết dân, buôn dân, bán nước; làm tiền bằng cách xuất cảng thân thể trẻ con và phụ nữ; tham lam, tham ô, cửa quyền cướp đất, cướp nhà của dân; bỏ tù, đầy ải những người trẻ yêu nước ở trong nước; đàn áp, khủng bố tôn giáo; làm mọi điều xằng bậy… Nguyễn phú Bình nghĩ sao về những tội ác của bọn này? Tại sao không đưa bọn già đó vào trại cải tạo dạy dỗ cho chúng biết thế nào là tốt, xấu, đúng, sai để chúng sống cho ra người trước khi xuống lỗ hầu hạ và cải hóa Hồ dê?
Còn vướng mắc quá khứ nghe rất mơ hồ chẳng có đầu, có đuôi vì con người ai lại chẳng có quá khứ và vướng mắc quá khứ? Tuy nhiên, thứ trưởng ngoại giao ngụy quyền Ba-đình Nguyễn phú Bình đã diễn đạt thành văn, xin nêu ra đây hai cái quá khứ để cả hai phía cùng thẩm định:
- Cái còn vướng mắc quá khứ của người tị nạn là muốn Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh; nhân dân Việt Nam không phải sống cuộc đời như nô lệ dưới sự thống trị của đảng Việt gian cộng sản. Điều này hoàn toàn không phải là hận thù mà là ước vọng với sự hy sinh bằng máu của bao thế hệ.
- Đảng cộng sản Việt Nam đã trịnh trọng đưa “tư tưởng” của cái xác chết đã mấy mươi năm, hiện nằm ở Ba-đình, vào trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng, hành động của đảng và nhà nước Ba-đình. Như vậy, đảng và nhà nước Ba-đình đang thể hiện và thực hiện quá khứ cùng vướng mắc quá khứ.
Nguyễn phú Bình có thấy cái đúng, sai “vướng mắc quá khứ” của hai phía hay không? Giải thích như thế nào về tình trạng tụt hậu đến mức tận cùng của Việt Nam hiện nay?
Cứ tính từ ngày ra đời của chính sách “đổi mới, mở cửa”, nếu những gì của đảng Việt gian cộng sản thực hiện, đáp ứng được nhu cầu dân chủ, tự do cần thiết cho sự xây dựng và phát triển đất nước; đáp ứng được sự tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của nhân dân Việt Nam…; đảng Việt gian cộng sản đã không cần ra nghị quyết này nghị quyết kia để chiêu dụ người tị nạn; nhất là không làm mất nhiều thời gian cho công việc tái kiến thiết Việt Nam; không mất thêm đất và biển vào tay Tàu cộng v.v…
Và, đặc biệt là Nguyễn phú Bình đã không phải thay mặt tập đoàn Việt gian cộng sản để viết bài vừa nịnh hót người tị nạn trẻ, vừa lăng nhục người tị nạn già là thành phần cha mẹ, thân nhân của những người trẻ; mà, cái lớp già ở hải ngoại này đã hy sinh với bao công lao khó nhọc để cộng đồng tị nạn có được số lượng trí thức, chuyên viên khổng lồ ngày hôm nay.
Vì vậy, dù với lời lẽ ngọt ngào o bế thành phần trẻ trong bài viết, Nguyễn phú Bình không thể che đậy mưu đồ ly gián gia đình người tị nạn, gây mâu thuẫn bằng cách gián tiếp thúc đẩy người trẻ coi cha mẹ, thân nhân của họ là đã già và lẩm cẩm, ngồi đó “lãnh trợ cấp xã hội và ôm quá khứ”; là thành phần không còn hữu ích cho cộng đồng, cho đất nước; đừng nghe bọn già đó nữa, hãy nghe thứ trưởng ngoại giao Nguyễn phú Bình, tức nghe theo lời đảng (Việt gian) mời gọi, dạy bảo.
Nếu Bình và ngụy quyền của hắn thành công, sự xung đột vì mâu thuẫn chính trị giữa các thế hệ trong từng gia đình người tị nạn sẽ xảy ra, đưa đến cái hậu quả là gia đình tan nát. Một khi gia đình tan nát… thì làm gì còn tinh thần để mà đấu tranh chống lại chúng, tức là sập vào cái bẫy của chúng giăng ra; cái hậu quả là thành phần trẻ, nếu không bị chúng nắm đầu, thì cũng chán nản bỏ cuộc, tự mình vô hiệu hóa tinh thần đấu tranh của chính mình. Một mũi tên bắn hai con chim. Đây là chiến thuật truyên truyền gây lũng đoạn hàng ngũ địch của đảng Việt gian cộng sản.
Cách diễn tả của tên Việt gian Nguyễn phú Bình còn là thể hiện sự tức giận của ngụy quyền Ba-đình, vì thất bại trong việc bình định cộng đồng tị nạn để gom về một mối cho việc thiết lập những cơ sở đảng. Đặc biệt là chúng lo sợ cuộc đấu tranh sẽ tiếp nối qua những thế hệ sau. Chắc chắn sẽ tiếp nối, và đã tiếp nối.
Nhân đây, xin nhắc Nguyễn phú Bình và toàn đảng Việt gian cộng sản phải nhớ rằng: Người tị nạn cộng sản, cả già cả trẻ, đều cùng có chung một mục tiêu là muốn đóng góp từ chuyên môn, kiến thức, kinh tế… để đưa Việt Nam qua cơn bịnh đói nghèo vào hàng áp chót của thế giới. Nhưng, sự đóng góp chỉ xảy ra khi những đòi hỏi của họ được đáp ứng và công khai hóa với thế giới. Sự đòi hỏi rất đơn giản, là: Việt Nam phải hoàn toàn tự do, dân chủ, quyền sống, quyền làm người của nhân dân Việt Nam phải được tôn trọng và bảo đảm, đúng như những điều khoản ghi trong “Tuyên ngôn nhân quyền” của Liên-hiệp-quốc mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã long trọng ký kết và là thành viên.
Để điều này thành hiện thực, nhà nước cộng sản Việt Nam phải chấp nhận và thành tâm thực hiện ngay công việc đầu tiên, là:
Giải thể toàn bộ: các chi bộ, đảng bộ, đảng ủy, đảng ủy trung ương, ban cán sự trung ương v.v… của đảng cộng sản trong tất cả guồng máy nhà nước kể cả quân đội, công an, tòa án và cái tổ chức với danh xưng: mặt trận tổ quốc Việt Nam. Cái hệ thống này là nguyên nhân cốt lõi của tất cả tội ác của đảng cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam.
Mọi mâu thuẫn, đối kháng làm băng hoại đất nước và con người Việt Nam do đảng cộng sản Việt Nam gây ra, sẽ được nhân dân Việt Nam giải quyết trong tinh thần hòa bình ngay sau đó.
3. Kiều bào, thành phần cốt cán mà chúng nhắm vào, thế hệ trẻ đã thành đạt và hiện nắm giữ những vai trò quan trọng về nhiều mặt tại những quốc gia họ đang cư ngụ
Nghị quyết 36, cái nghị quyết ngang nhiên đặt cái còng sắt lên đầu cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, vơ cộng đồng vào cái túi “một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam” (không dám nói huỵch toẹt ra là của nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); coi như không có cuộc đấu tranh liên tục cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do và nhân quyền suốt hơn ba mươi năm qua của cộng đồng tị nạn. Nhưng, giờ đây Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được thống nhất là biểu tượng của cuộc đấu tranh, là thực thể không thể phủ nhận được; là cái đau thấu tận tim gan của ngụy quyền cộng sản.
Nhưng, thứ trưởng ngoại giao ngụy quyền Ba-đình, Nguyễn phú Bình, lờ đi về những thực tế đó để tiếp tục lăng-xê cái “tinh thần của nghị huyết 36” như sau:
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực chất xám của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Theo tinh thần nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới.” (Tr. 3)
Quốc gia nào cũng cần trí thức, không chỉ cần riêng cho việc phát triển, mà cần cả cho những vai trò lãnh đạo quốc gia. Nhưng qua kinh nghiệm cuộc đời của những trí thức như: Trần đức Thảo, Nguyễn mạnh Tường, Dương quỳnh Hoa v.v…, ta có thể nhận định rằng, đảng Việt gian cộng sản chỉ dùng trí thức cho việc trang trí chế độ để lừa người mà thôi; còn dùng khả năng, kiến thức của người trí thức vào việc xây dựng, phát triển đất nước, xin thưa, xuống hỏa ngục mà hỏi “bác Stalin”.
Cái cần trí thức trẻ tị nạn của ngụy quyền Ba-đình, rõ ràng là không nhằm vào mục đích xây dựng và phát triển đất nước, mà chỉ nhằm vô hiệu hóa tinh thần yêu nước của thành phần này như đã vô hiệu hóa những trí thức Trần đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường v.v… Hơn nữa, nếu giới trẻ chấp nhận hợp tác với chúng, gia đình ở hải ngoại sẽ phải đặt trong tình trạng thụ động vì sự an toàn của họ; hoặc phải làm theo lệnh của tập đoàn Việt gian cộng sản.
Một công ty sản xuất, một ngân hàng, cơ quan chính phủ… trước khi thu nhận một kỹ sư; một người thợ; một anh thư ký; một người làm vệ sinh; anh tài xế… đều có cuộc phỏng vấn về khả năng, học vấn, nghề nghiệp của họ trước khi có quyết định; đối lại, người thợ, ông kỹ sư, người làm vệ sinh… cũng có cái quyền nhận hay không nhận công việc được trao cho.
Nhưng đây, chỉ với cái nghị quyết và chiêu bài “phát triển đất nước”, ngụy quyền Ba-đình vu vơ mời trí thức trẻ tị nạn về nước, tuy có vẻ ân cần nhưng thực chất là trí thức trẻ phải tự nguyện (đưa đầu cho đảng nắm) mà không thể đòi hỏi bất cứ điều gì, vì hoàn toàn không có cuộc thảo luận hay tranh luận công khai với cộng đồng tị nạn. Đảng và nhà nước Việt gian luôn luôn chơi trò ra nghị quyết rồi làm “cách mạng trong bóng tối” để lừa những con mồi ham danh lợi. Đó cũng là nguyên nhân số trí thức về nước theo mời mọc của nhà nước cộng sản, chỉ đếm được trên đầu ngón tay trong số gần 300 ngàn đã tốt nghiệp, mà Nguyễn phú Bình đã tỏ thái độ bất cần biết đến cốt lõi của vấn đề, viết ra với lời có vẻ than van rằng trí thức trẻ tị nạn ở hải ngoại… không có lòng yêu nước: “Tuy nhiên trên thực tế, việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún…” (tr.3). Đổi mới, mở cửa đã hai mươi năm, nhưng chất xám của trí thức kiều bào vẫn còn tự phát và manh… mún! Buồn thay cho đất nước Việt Nam!
Còn một trò chơi khác nữa mà nó cũng được thể hiện bằng chữ nghĩa trong bài viết của Nguyễn phú Bình, nhưng tiếc rằng rất ít người lưu ý để thấy dã tâm của bọn cộng sản. Cái trò chơi đó chỉ vỏn vẹn có 6 chữ: xử lý chất thải công nghiệp (tr. 3). Nguyễn phú Bình viết như sau: “… Một số lĩnh vực đang nghiên cứu hợp tác có hiệu quả như tin học và ứng dụng tin học, điện tử, viễn thông, y học, vật liệu cômposit, giáo dục – đào tạo, tài chính – kế toán, ngân hàng, xây dựng, công nghệ in, chế biến và bảo quản thực phẩm, giống cây, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp…” (Tr. 3)
Đưa ra một lô “cần” của đất nước để đánh động tình cảm yêu nước là đòn tâm lý để khích động giới trí thức trẻ ở hải ngoại rằng, Việt Nam hiện nay là môi trường với nhiều cơ hội để cho các anh, chị tha hồ thi thố tài năng; ngụy quyền Ba-đình quên rằng mấy chục ngàn sinh viên đã được gửi đi du học từ sau “đổi mới, mở cửa”, họ ở đâu và làm gì sau khi tốt nghiệp; tại sao không kêu họ về và giao những công việc đó cho họ… trong bước khởi đầu trước khi mời gọi trí thức tị nạn?
Việc không về nước phục vụ sau khi tốt nghiệp của những sinh viên được ngụy quyền Ba-đình gửi đi du học, là một vấn đề rất rõ rệt cần được các anh, chị trí thức trẻ tị nạn ở hải ngoại suy nghĩ cẩn thận trước khi có quyết định hợp tác với ngụy quyền Ba-đình
Hai từ hợp tác trong bài viết đã hiện rõ khoảng cách giữa ngụy quyền Ba-đình và những trí thức trẻ tị nạn ở hải ngoại là chủ và tớ, tức là thuê mướn về nước để hợp tác hốt rác vì là có nguồn gốc Việt Nam, chứ không phải là phục vụ để xây dựng và phát triển Việt Nam cho xứng đáng với khả năng.
Không lẽ trí thức trẻ tị nạn với bằng kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ… ở hải ngoại được mời về nước để xử lý chất thải công nghiệp; mà thực tế, Việt Nam hiện nay làm gì có “công nghiệp” để có rác đến nỗi phải cần tới kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ trẻ tị nạn; cái chất thải công nghiệp của đảng và nhà nước Việt gian là cái gì mà ghê gớm đến như thế(?). Cứ giả dụ rằng là Việt Nam hiện có công nghiệp đi, chỉ cần một anh nhà thầu rác (đã có một nhà thầu rác gốc Việt ở hải ngoại về nước với số vốn 400 triệu đô-la (theo tin trên web hai tuần qua) và đang làm ăn với đảng) cũng có thừa khả năng để xử lý, cứ chi mà cần đến trí thức trẻ tị nạn ở hải ngoại.
Nhưng không phải vậy, ngụy quyền Ba-đình cùng lúc đưa ra một lô chuyên nghiệp cấp tối cần cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là đưa mọi người vào cơn bão “chuyên nghiệp cần” để không thể nhận ra cái lưu manh, bất lương của đảng và ngụy quyền của nó; vì, đó là đảng và nhà nước Việt gian chuẩn bị cho sự đàn áp; không chỉ đàn áp người trí thức tị nạn ở hải ngoại về nước phục vụ, mà cả những thành phần trong nước trực tiếp hay gián tiếp liên hệ, hoặc làm việc chung với trí thức hải ngoại. Để sau này, các bạn trẻ lỡ có bị chúng bỏ tù, chúng có thể nói: thứ trưởng ngoại giao Nguyễn phú Bình đã cảnh báo trước khi các anh, chị chấp nhận. Đó là xử lý chất thải công nghiệp = xử lý chính trị. Tiếng lóng của đảng Việt gian cộng sản là như thế đấy! Nhưng xử lý chính trị là gì?
Xin nêu lên vài ý kiến về xử lý chính trị:
1) Khi những trí thức trẻ về nước làm việc, chắc chắc là phải làm việc dưới sự chỉ đạo của những giới chức ngụy quyền Ba-đình, liệu những trí thức trẻ tị nạn có được tự do thi thố tài năng của mình để phát triển quốc gia, dù chỉ ở mặt chuyên nghiệp không dính líu đến chính trị? Về điều này, xin các anh, chị tự đặt câu hỏi là hàng chục ngàn sinh viên được nhà nước Ba-đình gửi đi du học nhưng tại sao họ không muốn, hoặc không trở về nước? Có phải vì họ không yêu nước hay vì họ quá hiểu đảng Việt gian cộng sản? Liệu các anh, chị trí thức trẻ tị nạn có hiểu đảng Việt gian cộng sản hơn những thành phần trí thức do nhà nước cộng sản gửi đi du học? Đây là vấn đề thật tế nhị đòi hỏi sự bình tâm suy nghĩ trước khi quyết định.
2) Trường hợp của nhà đầu tư Trịnh vĩnh Bình có thể xảy đến với trí thức trẻ tị nạn về hợp tác với ngụy quyền Ba-đình. Vì chính những thành phần của nhà nước đưa ra làm chung trong ngành dựng chuyện tố cáo để bảo vệ quyền lợi của chúng. Vì thực ra, chúng chẳng có cái khả năng nào để mà lãnh đạo chuyên ngành thì sự đụng chạm phải xảy ra. Cái tội “gián điệp, tổ chức lật đổ chính quyền cách mạng” hoặc “buôn bán bạch phiến” v.v… là những ngón võ chúng luôn xử dụng. Có nghĩa là, những đảng viên, cán bộ do ngụy quyền Ba-đình sắp đặt làm việc với những trí thức trẻ tị nạn, phải là những tên giám sát, theo dõi và quyết định xử lý chính trị (xử lý chất thải công nghiệp) ngay tại bàn làm việc của bất cứ người nào từ hải ngoại về hợp tác với chúng. Trường hợp này xảy ra, trí thức trẻ tị nạn sẽ phải đối phó như thế nào?
Xử lý chính trị cũng là cảnh cáo những thành phần của chúng có liên hệ hoặc được đưa ra làm việc chung với những trí thức trẻ tị nạn. Họ phải thi hành đúng nhiệm vụ mà đảng đã giao phó; không được giao động tinh thần; giữ vững niềm tin vào đảng; trung thành với đảng v.v… Và phải luôn luôn nhớ, cây gậy của đảng không tha thứ cho bất cứ ai đi chệch đường lối, dù chỉ là một sự đồng tình về khoa học, giáo dục, ngân hàng v.v…
Đây là kế hoạch nắm con để nắm bố mẹ.
Trong bản: “Trích Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nhà văn khóa V tại Đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ VI”, đăng trên tờ Văn nghệ Quân đội tháng 4/2000, chúng cũng đã dùng cụm từ “chất thải công nghiệp” để báo động và cảnh cáo giới trí thức trong nước về những hành động có thể đem bất lợi cho đảng trong “đổi mới, mở cửa”, vì ngọn gió của chất thải công nghiệp (chính trị) từ các thành thị thổi về nông thôn, khiến người nông dân có thể đứng lên chống và lật đổ chế độ Việt gian của chúng. Cái báo động và cảnh cáo bằng văn chương đó như sau:“… nhưng cũng chính nông thôn và nông dân, trong môi trường còn chưa bị hủy hoại bởi lối sống thành thị và chất thải công nghiệp sẽ là nơi bảo tồn, nuôi dưỡng biết bao giá trị của văn hóa Việt nam” (tr. 101) (Xin đọc bài “Giao lưu văn hóa” cũng của người viết bài này). Ý nói rằng nông dân đã làm nên cuộc cách mạng mà cách mạng là đảng cộng sản! Đừng để nông dân bị nhiễm “lối sống thành thị” (chính trị) làm cuộc cách mạng thứ hai, vì lần này, đối tượng sẽ là “đảng cộng sản”! Ðó là lời cảnh cáo mọi thành phần đang hưởng lộc của đảng phải nhớ rằng, nuôi dưỡng và bảo vệ “chính quyền cộng sản” là nhiệm vụ, là quyền lợi của mọi tầng lớp trong đảng.
Sau đó, người nông dân Thái-bình đã đứng lên chống tham ô, cửa quyền cướp đất đai của họ; người dân Đồng-nai miền Nam Việt Nam đã chống đảng viên, cán bộ cướp nhà, cướp đất… và đã bị đàn áp mà dư âm vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay.
Với bài viết của Nguyễn phú Bình, ý nghĩa của nó không có gì thay đổi, chỉ thêm nhiệm vụ cho các tầng lớp đảng viên, cán bộ phải theo dõi, báo cáo… đối tượng mà chúng phải làm việc chung hoặc có liên hệ với các thành phần trí thức trẻ tị nạn ở hải ngoại về phục vụ để xây dựng xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Nói tóm lại, nếu ngụy quyền Ba-đình thật lòng cần chất xám của người tị nạn cho tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, cái giải quyết đầu tiên là họ phải xây dựng một xã hội công dân. Nếu không thực hiện được điều này thì nên học từ giới trí thức trẻ; hoặc mời họ về nước giao quyền lãnh đạo đất nước cho họ, để họ xây dựng xã hội công dân thì Việt Nam mới có dân chủ, tự do, nhân quyền; xây dựng và phát triển mới có thể tiến hành do bàn tay của mọi công dân Việt từ trong nước ra hải ngoại. Chứ còn tiếp tục chơi trò lẩm cẩm như trên, nghĩa là chỉ phân tích, đánh giá, thổi phồng thành tích, thổi ống đu đủ để tuyên truyền mị dân, thì đó chỉ là kiểu “cái cày đặt trước con trâu” mà không thể là “con trâu đặt trước cái cày”.
Việt Nam sẽ không bao giờ ngóc đầu lên nổi nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Ngày 26/08/2005
Xin giới thiệu đến quí vị nhạc phẩm "Hà nội của tôi" của nhạc sĩ Ngô đình Thiện.
Cách Download và in nhạc được rõ ràng, xin theo những bước sau:
- Click vào "Download nhạc phẩm "********"
- Saving vào Hard disk
- Mở file bằng program Adobe Photoshop hay bằng một program photo khác.
- Chọn "Print with Preview"
- Chọn "Scale to fit Media"
- Click vào "Page setup", rồi chọn "Landscape" cho Nhạc hay "Portrait" cho Hợp âm.
- Click Print
- Click OK
Trở lại Trang Quan điểm thời sự