[ChinhNghia] Fw: [VN-TD] Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất Khả Tranh Cải của Việt Nam
Que Nguyen quetringuyen@yahoo.com
[chinhnghia]
To:chinhnghia@yahoogroups.com
29 Nov at 02:34
----- Forwarded Message -----
From: Nhon Nguyen nhon37@hotmail.com [VN-TD]
To: Nhon Nguyen
Sent: Tuesday, November 28, 2017
04:06:01 PM EST
Subject: [VN-TD] Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Chủ Quyền
Bất Khả Tranh Cải của Việt Nam
Kính chuyển
Nguyễn
Nhơn
|
Hoàng Sa - Trường Sa thuộc
Chủ Quyền Bất Khả Tranh Cải của Việt Nam
Trích: " Paris:
Tin vui cho Việt Nam: Lần đầu tiên từ lâu truyền thông Việt về Biển đảo HS/TS
đươc công luận & báo chí Pháp và UNESCO tích cực ủng hộ chiếu tướng BK!! //
Bưu Chính Pháp phát hành Bộ Tem cò Biển đảo VN // Pháp đang tăng cường ...
" ( Thaison Nguyen )
Để đáp lời Giáo sư
Thaison Nguyen, xin gởi lại một bản sưu khảo và một bài ca xác quyết: "
Hoàng Sa - Trường Sa thuộc Chủ Quyền Bất khả Tranh cải của Việt Nam. "
Nhật ký Biển Đông Hoàng
Sa - Trường Sa hai mảnh Việt Nam trôi dạt trên biển Đông
Lịch sử Hoàng Sa thời
Chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn
Bản đồ Đông Nam Á do
người phương Tây vẽ năm 1606, Hoàng Sa (Pracel) được ghi thuộc Champa tại vị
trí trong đất liền giữa Cinoa (Thuận Hóa) và Champa là Cofta de Pracel (bằng tiếng
Latin).
Quần đảo oàng Sa
(Paracel), với tên gọi "Baixos de Chapar ou de Pulls Scir", tức là
Bãi cát Chămpa (bãi đá ngầm), nằm trong Vịnh Cochinchine (Golfe de la Cochin
Chine), phần phía đông bắc của bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean-Baptiste Nolin
(1657-1708) vẽ xong năm 1687.
Quần đảo Hoàng Sa
(Isles Pracel) cùng với tên gọi "Baixos de Chapar de Pullo Scir",
trong bản đồ của Joachim Ottens (1663 - 1719) vẽ xong năm 1710.
Bản đồ Đàng
Ngoài Việt
Nam
(Ton Kin), Đàng Trong Việt Nam (Cochin Chin)
cùng quần đảo Hoàng Sa (le Paracel) (có cùng một cách tô đường viền màu xanh
dương nhạt), Lào
(Laos), Trung
Hoa
(Chine) cùng đảo Hải Nam (Hainam I.), năm 1771.
Trong bản đồ gốc cương vực Vương
quốc Trung Hoa được giới hạn bằng đường viền màu vàng
và không bao gồm quần đảo Hoàng Sa (le Paracel).
Bản đồ đường qua xứ Quảng
Nam
thời Lê trung hưng, theo Thiên Nam lộ đồ
vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier). Bãi cát vàng (鐄葛?) trên bản đồ tức là
Hoàng Sa
Hoàng Sa (phía dưới,
bên trái, ghi là "Bãi Cát Vàng"), trong tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ
thư do Đỗ Bá biên soạn năm Chính Hòa thứ 7 (1686) đời Lê
Hy Tông
Bản đồ Biển
Đông
của Robert Sayer (1725-1794), nhà xuất bản Luân đôn in năm 1791 ghi chú là:
Paracel Bank (quần đảo Hoàng Sa) vẽ theo Dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam
(Cochin China Đàng Trong) năm 1764.
Các quần đảo Hoàng Sa (黄沙) và Trường Sa (tức Vạn
lý Trường Sa, 萬里長沙được
thể hiện trong Đại
Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).
Bản đồ Paracels Islands
(Hoàng Sa) một phần của CochinChine (Vương quốc An Nam) năm 1827.
Quần đảo Hoàng Sa trên
bản đồ của Đức năm 1876 vẽ vùng Viễn Ấn Hinter-Indien với lời ghi rõ quần đảo
thuộc xứ "Annam"
Châu
bản triều Nguyễn (阮朝硃本) về việc xây đền
thờ ở Hoàng Sa (黄沙寺) của đội Hoàng Sa do Phạm Văn Nguyên (笵文原) chỉ huy, (Văn bản soạn
ngày 13 tháng 7 âm lịch năm Ất Mùi, Minh Mạng 16, tức ngày 5 tháng 9 năm 1835).
Châu bản triều Nguyễn về
thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa (黄沙),
ngày 13 tháng 7 năm Đinh Dậu niên hiệu Minh
Mạng
thứ 18 (ngày 13 tháng 8 năm 1837).
Những người đánh cá Việt
Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được.
Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo
này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người Ấn
Độ, Ả
Rập,
Bồ
Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà
Lan)
đã biết và nói về các đảo này từ lâu.[8] Trong số đó, có các
nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm 1568
cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa.[9]
Đầu thế
kỉ 17: Chúa
Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội
Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các
nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy
được từ những tàu đắm. Theo Phủ
biên tạp lục (1776) của Lê
Quý Đônthì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình
Sơn
có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi
linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một
ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi
cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn,
nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước
họ
Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã
An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy
sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3
ngày 3 đêm thì đến đảo
ấy.
Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm
vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú
Xuân để
nộp,... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ
Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh
Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các
xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà
Tiên,...,
cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo
Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc
Quốc,...".[10] Lịch triều hiến chương loại chí
viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc
có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính]
ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống
canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng
phẳng rộng rãi... Các đời chúa
[Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy
hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6
tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức
Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An)
đến thành Phú Xuân, đưa nộp."[11]
Năm 1686:
(năm Chính
Hòa
thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ
hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ
Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: "Giữa
biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn
mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần
nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…", còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An
Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của
những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng
Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.
Năm 1695:
nhà sư Thích
Đại Sán (1633 - 1704,
hiệu Thạch Liêm, quê ở tỉnh Giang
Tây, Tàu,
đến Phú
Xuân
theo lời mời của chúa Nguyễn
Phúc Chu) đã nhắc đến địa danh "Vạn lí Trường Sa"
ngoài Biển Đông (ám chỉ quần đảo Hoàng Sa[12][13]) trong quyển 3 của tập
sách Hải ngoại kỉ sự. Trích một đoạn sách do Nguyễn Phương và Nguyễn Duy Bột
(Viện đại học Huế - Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1963) dịch: "Khách
có người bảo: mùa gió xuôi trở về Quảng
Đông
chừng vào độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh,
chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến Hổ
Môn.
Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng đông, sức
gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được
sự ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc
qua tây nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển;
mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm vào ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm
dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn lí Trường Sa,
mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; Nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu
không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy
cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng
năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền
hư tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa
đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường
Sa."[13][14]
Năm 1698:
Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu
Amphitrite dưới thời vua Louis
XIV
trong khi đi từ Pháp sang Tàu.[15]
Năm 1753:
Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn
2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến
cảng Thanh Lan của Tàu. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự
kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: "Tôi
đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi
cho Thuận
Hóa
nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10
tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng
Ngãi
nước An
Nam,
một ngày tháng 7 đến Vạn
lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm
kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng,
quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...".[10][16]
Hai trang sách Đại Nam
Thực lục Chính biên (大南實錄),
bằng chữ Hán do Quốc
sử quán triều Nguyễn biên soạn, viết về việc Nhà Nguyễn Việt
Nam chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa với tư cách là một quốc
gia, gồm: 01 trang ở Đệ nhất kỷ quyển 52 và 01 trang ở Đệ nhị kỷ quyển 122.
Năm 1835:
Vua Minh
Mạng
cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được
trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ
biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người
Pháp vào Đông Dương.
Năm 1847-1848:
Quản lý hành chính các đảo được duy trì nhằm giúp đỡ các cuộc hải trình và cũng
để thu thuế ngư dân trong vùng.[18](*)
Lịch
sử TRƯỜNG SA
Sự thay đổi nhận thức về
các đảo và quần đảo trên biển
Đông
của Phương Tây (châu Âu) từ thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 (1710-1794-1801-1826).
Bản sao bản đồ Biển
Đông
và vùng Đông Nam Á của Matteo
Ricci, vẽ trong "Khôn
dư vạn quốc toàn đồ" in tại Tàu năm 1602, về sau được
người Nhật
Bản
ghi thêm dòng chú thích bằng chữ
Hán
"万里長沙" (Vạn Lí Trường Sa).
Trên bản đồ thường ghi
I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado
(1590), bản đồ Van Langren (1595)... Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát
Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (chính xác là quần
đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương
Tây
mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía
nam, tức quần đảo Trường Sa.[40]
Tên
gọi
Sang thế
kỷ 18 và thế
kỷ 19 thì các nhà hàng hải châu Âu thỉnh thoảng đi ngang
qua vùng Trường Sa. Đến năm 1791 thì Henry
Spratly người
Anh
du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một
số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island cho đảo
Trường Sa. Kể từ đó Spratly dần trở thành tên tiếng
Anh
của cả quần đảo.[41]
Đối với người Việt thì
thời nhà
Lê
các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà
Nguyễn triều vua Minh
Mạng
thì tên Vạn Lý Trường Sa (萬里長沙)
xuất hiện trong bản đồ Đại
Nam nhất thống toàn đồ của Phan
Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lý Trường Sa ở phía nam
nhóm Hoàng Sa (黄沙).
Về mặt địa lý thì cả hai nhóm đều được khoanh lại thành một quần đảo lớn nằm dọc
bờ biển miền trung nước Đại Nam.[42] (*)
HOÀNG
SA – TRƯỜNG SA
Chủ
quyền bất khả tranh cải của Việt Nam
SỰ THỰC VỀ CHỦ QUYỀN CỦA
VIỆT NAM TẠI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Như trên đã trình bày,
Tàu khi bắt đầu khảo sát Tây Sa vào năm 1909 đã cho rằng Tây Sa là vô chủ. Năm
1898, chính quyền Quảng Châu, Tàu đã trả lời các khiếu nại của Công sứ Anh ở Bắc
Kinh về việc những người Tàu ở Hải Nam cướp phá các tàu Bellona của Đức (bị đắm
năm 1895) và tàu Humeji- Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) do Công ty Bảo hiểm
người Anh bảo hiểm, rằng: “quần đảo Tây Sa là những ḥòn đảo bị bỏ rơi, chúng
không phải sở hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng không sáp nhập về hành
chánh vào bất kỳ quận nào của Hải Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách
nhiệm về cảnh sát của chúng”. [Monique Chemillier - Gendreau, sđd, p.158].
Đến khi Pháp bắt đầu
đưa ra những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam, Trung Hoa hồi đó và
Tàu bây giờ lại luôn luôn nói rằng Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường
Sa) đã thuộc về Tàu từ lâu, bất khả tranh nghị, khi thì nói từ đời Minh, khi
thì nói từ đời Tống. Sự thực thế nào?
Sự thực là quần đảo Hoàng Sa không hề là vô chủ như luận điểm của chính quyền Tàu năm 1909: Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời, từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, không ít ỏi như thư của Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa ngày 18-10-1930, mà đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
Sự thực là quần đảo Hoàng Sa không hề là vô chủ như luận điểm của chính quyền Tàu năm 1909: Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời, từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, không ít ỏi như thư của Toàn Quyền Pasquier gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa ngày 18-10-1930, mà đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
Thời kỳ Đại Việt, từ thời
kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ
còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là “Thiên Nam tứ chí
lộ đồ thư”, “Toản tập An Nam lộ” trong sách “Thiên hạ bản đồ”, trong Hồng
Đức bản đồ năm 1686 và Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn.
Trong “Thiên Nam tứ Chí
lộ đồ thư” hay “Toản tập An Nam lộ”, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất,
ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở bãi Cát Vàng. Còn
tư liệu trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô
tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn
xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của Đội Hoàng Sa và
Đội Bắc Hải.
Sang thời kỳ triều Nguyễn
từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của
Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- “Dư địa chí” trong bộ
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt
địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm
tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
- Đại Nam thực lục phần
Tiền biên, Quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc
xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc
Hải.
- Đại Nam thực lục
chính biên Đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); Đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); Đệ
tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập
chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Tài liệu rất quí giá,
là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ
trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các
đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua
về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn
như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc… Năm Thiệu Trị thứ
5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.
- Trong bộ sách Đại Nam
nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định
Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa
và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản…
Ngoài ra các bản đồ cổ
của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và
Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
Đặc biệt nhất sự kiện
năm 1836 Vua Minh Mạng sai Suất đội thủy binh Phạm Hữu Nhật, người gốc đảo Lý
Sơn chỉ huy thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường
Sa, sau đó thành lệ hàng năm. Đại Nam thực lục chính biên Đệ nhị kỷ, Quyển 165
cũng đã chép rất rõ từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Bộ Công tâu vua hàng năm cử
người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và còn cắm cột mốc, dựng
bia. Châu bản tập tấu của Bộ Công ngày 12 tháng 2 năm Minh Mạng 17 (1836) với lời
châu phê của vua Minh Mạng cũng đã nêu rất rõ: “Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa
phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc“.
Đại Nam thực lục chính
biên, Đệ nhị kỷ, quyển 6 còn ghi rõ : “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ
Công sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái
bài gỗ dựng làm dấu mốc. Mỗi bài gỗ dài 5 thước rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mỗi
bài khắc những chữ: “Minh Mạng thập thất niên Bính Thân thủy quân Chánh đội trưởng
suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương đồ chí thử hữu chí đẳng
tư (tờ 25b)”.
(Năm Minh Mạng thứ 17,
năm Bính Thân, thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra
Hoàng Sa xem xét đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ).
Vì sự kiện trên đã
thành lệ hàng năm, nên Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ(1851), Quyển 207, tờ
25b-26a và Quyển 221 đã chép lại việc dựng miếu, dựng bia đá, cắm cột mốc năm
1836 và lệ hàng năm phái biền binh thủy quân đi vãng thám, vẽ bản đồ…
Về những tư liệu của
Tàu minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta
thấy:
- Hải ngoại kỷ sự của
Thích Đại Sán (người Tàu) năm 1696. Trong Quyển 3 của Hải ngoại kỷ sự đã nói đến
Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật
từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
- Các bản đồ cổ Tàu do
chính người Tàu vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa
không thuộc về Tàu.
Khảo sát tất cả bản đồ
cổ của Tàu từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Tàu do
người Tàu vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản
đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Tàu.
Sau khi Tàu dùng vũ lực
chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1/1974, nhiều đoàn khảo cổ Tàu đến các đảo thuộc quần
đảo này và “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các
hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Tàu, trái lại họ
lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu “Hoàng Sa tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú
Lâm (Ile Boisée) bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của
Việt Nam.
Về những tư liệu Phương
Tây cũng xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Nhật Ký trên tàu
Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
- Le Mémoire sur la
Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) viết vào những năm
cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã
xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
- Univers, histoire et description
de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes của Giám mục
Taberd xuất bản năm 1833 cho rằng Hoàng đế Gia Long chính thức khẳng định chủ
quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816.
- An Nam đại quốc họa đồ
của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838, phụ bản của cuốn từ điển La tinh –
Annam, ghi rõ «Paracels seu Cát Vàng» với tọa độ rõ ràng như hiện nay chứ không
phải như Tàu cho là ven bờ biển. («Seu» tiếng la tinh có nghĩa «hay là», Cát
Vàng: chữ nôm, Hoàng Sa: chữ Hán).
- The Journal of the
Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của Giám mục Taberd xác nhận vua
Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels.
- The Journal of the
Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An
Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels.
Về sau Trung Hoa đưa ra
những bằng chứng ngụy tạo nói ngược lại luận điệu ban đầu xem là đất vô chủ
(1909) mà cho rằng Tây Sa đã thuộc Tàu từ lâu. Ngay tên Tây Sa và Nam Sa cũng mới
đặt từ sau năm 1907, và Nam Sa lại bất nhất khi chỉ Trung Sa, khi chỉ Nam Sa ở
vị trí hiện nay (Spratleys).
Sự thực chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa đã rõ ràng như trên. Khi bị Trung Hoa xâm phạm, vào thời
điểm ban đầu, với tư cách là người đến xâm chiếm thuộc địa, người Pháp chưa hiểu
hết lịch sử chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nên có lúc đã không lên tiếng bảo vệ kịp
thời. Tuy nhiên, không lâu sau đó, chính quyền thực dân Pháp đã có đủ thông tin
và thay đổi quan điểm, bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự thực là bất cứ chính
quyền nào, kể cả chính quyền thuộc địa chịu trách nhiệm về quản lý Hoàng Sa và
Trường Sa, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguyên nhân chủ yếu khiến
cho Tàu tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa chính là Việt
Nam đã bị Pháp đô hộ và chịu ảnh hưởng những biến động chính trị quốc tế cũng
như quốc nội, nhất là từ thời chiến tranh lạnh và sau này và tham vọng bành trướng
mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
Sự thực lịch sử về chủ
quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César
phải trả lại cho César”.
Bất kỳ chính quyền nào
cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến đều coi trọng việc lấy lại
Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh
dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất,
cuộc đấu tranh sẽ thành công. Đối với các nước Asean, trên cơ sở Công ước quốc
tế về Luật biển năm 1982, sẽ tương nhượng trong tinh thần hợp tác giữa các
thành viên trong khối, đôi bên đều có lợi.
Việt Nam và Tàu núi liền
núi, sông liền sông, đã có những bài học lịch sử quý giá. Việt Nam với truyền
thống hàng ngàn năm luôn kiên quyết bảo vệ quyền độc lập tự chủ của mình, song
luôn luôn tôn trọng nước đàn anh Tàu, luôn theo truyền thống làm “phên dậu của
Tàu”, không bao giờ làm hại đến quyền lợi Tàu.
Bất cứ giải pháp nào dựa
vào sức mạnh như người Nhật đánh chiếm bằng vũ lực Hoàng Sa, Trường Sa năm
1938, 1939 cũng như Tàu dùng võ lực năm 1974 chỉ mang tính nhất thời, không có
giá trị pháp lý. Có đế quốc nào mạnh như đế quốc La Mã thời Cổ đại hay đế quốc
Mông Cổ thời Trung đại, hay đế quốc Anh, Pháp thời cận đại, rồi có ngày cũng suy
yếu, phải bỏ những lãnh thổ chiếm giữ bằng vũ lực.
Bất cứ giải pháp nào muốn
vững bền phải dựa trên sự thực lịch sử, nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự
trước tiên tại Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc chưa có ai tranh chấp, và phải dựa
vào trật tự thế giới hiện hành khi có Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 và những
Nghị quyết của Liên hiệp quốc sau đó, cùng với Công ước quốc tế về Luật biển
năm 1982.
Mọi người kể cả người
Tàu phải thấy rõ sự thật lịch sử trên!
Việt Nam phải luôn luôn
nhắc đi nhắc lại cho cả thế giới được biết rằng vụ Tàu dùng vũ lực chiếm đóng
Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 là trái phép hoàn toàn, trái với Hiến
chương và các nghị quyết của Liên hiệp quốc. Không thể để cho Tàu coi vụ chiếm
đóng Hoàng Sa như đã xong. Khi nội lực Việt Nam chưa đủ mạnh thì dứt khoát
không ký kết bất cứ một hiệp định nào gây sự thiệt hại cho Việt Nam.
Việc cần làm ngay là phải
quảng bá rộng rãi lịch sử về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đới với Hoàng Sa
và Trường Sa, và xây dựng nội lực Việt Nam vững mạnh, đoàn kết hùng cường.
Cuộc đấu tranh đòi lại
Hoàng Sa cho Việt Nam cũng như sự bảo toàn quần đảo Trường Sa là cuộc đấu tranh
lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thành công cũng như Việt Nam đã từng
giành được độc lập tự chủ dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một ngàn năm.
Hàn
Nguyên Nguyễn Nhã
* Tiến sĩ Sử học, Hội
Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Sự thực lịch sử về chủ
quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm
chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César
phải trả lại cho César”. Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam
nào, dù khác chính kiến, đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và
bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ
thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành
công.
T.S. Nguyễn Nhã
TRƯỜNG CA HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Tôi, cán bộ Hành chánh Quốc gia
Được huấn luyện và phục vụ
Suốt hai nền Cộng Hòa
Cho đến ngày mất nước đi tù Việt cộng
Là người làm việc Hành chánh
Biết rất rõ có ba Sắc lịnh -Nghị định
Do Chánh phủ VNCH ban hành
Qui định địa giới hành chánh
HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
Là Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa
Hoàng Sa nằm trên vỉ tuyến
Ngang với Tỉnh Quảng Nam
Nên thuộc địa phận Tỉnh nầy
Chịu trách nhiệm quản trị
Trường Sa cùng vỉ tuyến Tỉnh Bà Rịa
Địa giới và quản trị HC thuộc Tỉnh nầy
Sau cải tổ Hành chánh
Trường Sa là Đặc Khu HC thuộc Tỉnh Gia ĐịnhTrên đây là thể chế Hành chánh
Sau đây việc thi hành
Hoàng Sa do một Đại Đội Địa
Phương Quân trấn giữ
Từg định kỳ viên chức Hành chánh
Thuộc hai Tỉnh kể trên
Vẫn tháp tùng tàu HQ vận lương
Ra thị sát việc Hành chánh và dân tình
HAI
ĐẶC KHU HÀNH CHÁNH
HOÀNG
SA VÀ TRƯỜNG SA
Có người bạn Hải quân kể cho nghe
Cảnh trí tuyệt đẹp trên hai Hải Đảo
Nhiều giống chim chóc lạ và đẹp
Bay lượn thong dong trên bầu trời Tự Do
Riêng tại Đảo lớn Hoàng Sa
Bãi phân chim rộng lớn và thật dày
Có thể lập nhà máy biến chế Phốt phát
Dân sở tại được thêm chút huê lợi
Việc Hành chánh, việc dân mới ổn định
Khinh tốc đỉnh Trung cộng đã ào tới
Ngày ngày biểu dương uy hiếp
Đại đội Địa Phương quân trú phòng
Bốn chiến hạm VNCH được phái tới
Tăng cường bảo vệ Hoàng Sa
Khinh tốc đỉnh Tàu cộng tối tân, hỏa lực mạnh
Đánh chìm ngay một chiến hạm ta
Hải quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà vị quốc vong thân
Binh sĩ thuộc quyền lớp tử vong, lớp bị bắt sống
Chánh phủ VNCH trong cơn bối rối
Liền phái ngay Ngoại trưởng Vương Văn Bắc
Sang Hoa Thạnh Đốn cầu viện
Chỉ nhủn nhặn cầu xin việc nhỏ xíu
Cấp cho ngay một phi đội phi cơ Phantom
Để Không Quân VN triệt hạ
Đám khinh tốc đỉnh phỉ Tàu
Câu phúc đáp thật là chua chát
Vũ khí, quân cụ được cấp cho đó
Là để chống Cộng sản Bắc Việt
Chớ đâu phải để chọc ghẹo NƯỚC LỚN TÀU
Thôi mau về tự lo liệu đi
Những ngày tù đày trên rừng núi Hoàng Liên
Những khi phẩn chí Hải quân Trung tá Phát (?)
Dùng tiếng Đức ngùng ngoằn kể
Đánh chác cái mẹ gì khi họ a tòng xếp đặt cả rồi
Đám Hải quân tụi tui bị bắt sống
Đem về ngay Thành Phố Thượng Hải
Cho tạm trú ngay Trường học sở tại
Sáng sớm phát mỗi đứa hai trăm NDT
Cho tự do ra ngoài phố cơm nước, tiêu xài
Chiều về, lục túi, tiền còn dư, lấy lại
Sáng mai lại phát hai trăm, xài tiếp
Cứ thong dong như vậy cho đến ngày
C130 Không lực Hoa Kỳ
Đáp xuống Thành Phố Thượng Hải
Rước “Quí vị Tù binh” về xứ
Chúc quí vị thượng lộ bình an
Sướng vậy, sao quan năm còn sạc tiếng Đức?
Là sĩ quan QLVNCH, biết rõ nước sắp mất rồi
Nhưng vì TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM
Biết đánh chác cái mẹ gì nhưng vẫn đánh, thế thôi
Cậu tôi là chiến sĩ Liên Tôn Phục Quốc
Ngày nay không còn nữa
Thưở sanh tiền thường dặn cháu:
“Mình là con dân đất nước,
Thấy “Việc Nghĩa” hết lòng làm
Nên hư, thành bại trời đất biết”
Ngày nay trước vận nước ngặt nghèo
Bên trong lũ quan lại VC hư hèn, nhu nhược
Bên ngoài Tàu phù lẫy lừng uy hiếp
Toàn dân khốn khổ biết tính lẽ nào?
Sách có chữ rằng:
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên
Nhưng lại cũng có câu rằng:
Tận nhân lực, tri thiên mạng
Nếu toàn dân đồng lòng, vùng lên lật đổ ách quỉ Cộng
Thành lập Chánh Phủ ĐOÀN KẾT QUỐC GIA
Trên dưới cùng một lòng theo truyền thống DIÊN HỒNG
Ắt có câu trả lời khẳng định: Hoàng Sa Trường Sa là
của ai?
HAI MÃNH VIỆT NAM TRÔI GIẠT
NỔI CHÌM TRÊN BIỂN ĐÔNG LÀ
LÃNH THỔ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Nguyễn Nhơn
______________
Biển Đông 75
30/11/2017
No comments:
Post a Comment