Saturday, 24 April 2010

Canh dong xanh

Ký sự:
Cánh đồng xanh màu mỡ


Lý Tuấn 


Trở lại Trang Quan điểm thời sự

Mặt trời đã lên khá cao, nắng xuyên qua kẽ những chùm mây bay lơ lửng tạo nên hình ảnh khi tối, khi sáng như đêm và ngày kề cận bên nhau. Không khí thật oi bức, ngột ngạt… báo hiệu một ngày đầy nắng lửa. Tôi và hai người bạn bước vào quán cà-phê quen thuộc trong xóm. Quang cảnh quán hôm nay có vẻ khác thường vì khách đông hơn thường lệ và có cả những gương mặt rất ít khi vào thưởng thức mùi vị cà-phê. Tuy đông khách, nhưng khung cảnh không náo nhiệt như mọi ngày, chỉ có những tiếng thì thầm to nhỏ cùng với tiếng nhạc từ cái radio của bà chủ quán H. mở cho mọi người nghe. Chúng tôi vào quán lần này không phải để thưởng thức hương vị cà phê, mà là muốn được chia xẻ những nỗi lo âu cùng với mọi người. Bỗng nhiên, đài phát thanh ngưng vài giây đồng hồ rồi tiếng của cô xướng ngôn viên vang lên một cách trịnh trọng: 


“Yêu cầu đồng bào mở máy radio và chờ nghe tin tức quan trọng sẽ được phát thanh trong chốc lát!”


Sau đó là tiếng của ông tổng thống ba ngày, mê phong lan và quần vợt (tennis), Dương văn Minh “tuyên bố đầu hàng”. Đó là buổi sáng mà suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được, ngày 30-4-1975


Ngày 18-3-1975, quân Khmer Đỏ tiến vào Nam-Vang, kết thúc một trang sử và cũng mở đầu cuộc tắm máu mới khủng khiếp của quốc gia này. Sự kết thúc đó đã báo hiệu một tình huống với nhiều đen tối đang chờ đợi Việt Nam. Vì trong suốt cuộc chiến, Cao Miên với ông hoàng Sihanouk như một diễn viên màn ảnh, lúc thì đóng vai “kép thương”, khi thì thủ vai “kép độc”! Nhưng chỉ có “độc” mà không có “thương” nên quốc gia của ông đã cống hiến cho nhân loại vở tuồng mang tên “Cánh Đồng Giết” (The Killing Field). Nước láng giềng của ông là Việt Nam, đã khôn ngoan hơn nên không chịu trình diễn vở tuồng quá lộ liễu đó, chỉ âm thầm diễn tuồng “Rừng Đầy Xương Khô” rất thành công dù không có khán giả quốc tế thưởng thức. Máu xương người dân lành của hai dân tộc đã phải chan hòa, làm phân bón cho núi rừng âm u, các cánh đồng xanh màu mỡ… để sản xuất những hạt gạo khô màu máu; những viên sỏi đá không bao giờ thành cơm, chỉ thành viên thuốc độc (thơ khẩu hiệu của đảng mafia Việt Cộng là: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm); các loại cây mang tính người – để lịch sử của cả hai nước phải sang trang với toàn bất hạnh.


Ngày 26-3-1975, những tin tức được loan đi từ các đài phát thanh, truyền hình và báo chí cho biết quân đảng mafia Việt cộng đã mở các cuộc tấn công đồng loạt vào Ban Mê Thuột, Pleiku và Quảng Trị. Cảnh người dân của các vùng giới tuyến ở miền Trung phải bỏ quê hương, làng mạc bồng bế nhau chạy trốn đảng mafia Việt Cộng, chìm vào Biển Đông trên những chiếc thuyền con, xà-lan! Rồi đến lệnh “tùy nghi di tản” từ Kontum, Pleiku về Tuy Hòa xuyên qua quốc lộ 7B. Cảnh quân dân hỗn loạn chết vì pháo của đảng mafia Việt Cộng trên quốc lộ này. Đó là những hình ảnh đau thương của dân tộc Việt Nam; là cảnh buồn thảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã phải bó tay bởi lệnh của vài cấp lãnh đạo quân sự do Tây đào tạo để lại, cầm đầu là Nguyễn văn Thiệu. Thêm vào đó, hàng ngày đài BBC cứ như là được đảng mafia Việt cộng trả lương loan tin thất thiệt: nay thì mất tỉnh này, mai thì mất tỉnh nọ (dù rằng chưa mất, thí dụ: Nha Trang chỉ rơi vào tay cộng quân gần một tuần sau khi đài BBC đã loan tin) v.v… Càng gây thêm cảnh bấn loạn trong dân chúng, góp công lớn cho việc tiến quân của đảng mafia Việt cộng trong việc xâm lược miền Nam Việt Nam.


Tin Ban Mê Thuột thất thủ là một gáo nước lạnh xối vào đầu người dân miền Nam. Vì, nếu Miên không lọt vào tay Khmer Đỏ, tin đó cũng chỉ là một tin chiến sự thường nhật, Ban Mê Thuột có rơi vào tay cộng quân rồi cũng sẽ được tái chiếm. Cái ý nghĩ Sàigòn sẽ lọt vào tay đảng mafia Việt Cộng bắt đầu hiện lên trong trí mọi người miền Nam. Bởi vì, dù không có hiệp ước “môi Thị Nở, răng Chí Phèo’” (chuyện Chí Phèo của Nam Cao), hầu hết người dân miền Nam đều hiểu rằng sự liên hệ của ba nước Đông Dương sẽ đưa đến việc máu của anh đã chảy, thì máu của tôi cũng sẽ chảy. Cảnh nhốn nháo bắt đầu nhen nhúm khi người dân lo mua tích trử những vật dụng cần thiết hàng ngày, nhưng lần này có vẻ đặc biệt hơn vì hầu hết mọi nhà đều cố gắng mua cho bằng được một gói, hoặc một thùng “cấp cứu” (first-aid) nhỏ. Cảnh xáo trộn gia tăng khi tin Pleiku thất thủ. Rồi những lệnh của “tông tông” Thiệu (ai ngờ lại thành tông-đơ (tondeur)), nào là tái phối trí, tùy nghi di tản v.v… Nhìn trên truyền hình cảnh những đơn vị quân đội di tản cùng với đồng bào từ miền Trung vào Sài-gòn; cảnh ông Thiệu tố Mỹ phản bội và từ nhiệm chức vụ tông-tông, để Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lời thêm một vị trung tướng, đó là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu! Người dân miền Nam biết rằng đã đến lúc chấm dứt chương trình của ban Tùng Lâm! Điều cụ thể nhất là tự tìm cách bảo vệ cho chính mình và gia đình.


Sài-gòn thật sự đi vào hỗn loạn. Nó lại càng thêm hỗn loạn khi những gia đình giàu và có điều kiện hơn tập trung ở phi trường Tân Sân Nhất và trước tòa đại sứ Hoa Kỳ… chờ được di tản khỏi Việt Nam. Đối lại, cũng có những người nghèo nhân cơ hội rối loạn đến các kho hàng “hôi” chút ít đồ đạc gọi là gỡ gạc; hoặc nhào vào bến cảng Sàigòn (kho 5) kiếm bao gạo! Thế nhưng, cũng có người không cần biết những gì đang xảy ra… ung dung đi dạo xem Sài-gòn ra sao? Và, buồn nhất là cũng có những đứa chuẩn bị súng đạn, cờ quạt để đón… chào quân lính đảng mafia Việt cộng.


Nhớ lại khi hội nghị Paris đang diễn tiến, trường đại học Vạn Hạnh (chùa Ấn Quang) đã thành lập một đơn vị “đặc công” bao gồm thanh niên, học sinh và sinh viên của trường. Nhiệm vụ của họ là tiếp tay Mặt trận giải phóng miền Nam (MTGPMN) đánh phá các cứ điểm quan trọng trong thành phố khi chúng tấn công vào Sài-gòn. Nhưng sự việc đã không xảy ra như dự định nên họ chỉ đóng vai trò tiếp đón và hướng dẫn quân lính Việt cộng. Người Sài-gòn đã chứng kiến cảnh các thanh niên nam nữ của đơn vị này cầm cờ “mặt trận”, cờ “đỏ sao vàng”, tay đeo “băng xanh đỏ” cưỡi honda chạy quanh thành phố hân hoan chào mừng xâm lược thành công… của đảng mafia cộng sản. Cũng từ đó, người Sài-gòn đặt tên cho đơn vị này là: sư đoàn 30-4 hoặc 304. Nhân đây, tôi xin phép được hỏi ông nguyên Phó Viện trưởng trường Đại học Vạn Hạnh, Ðoàn viết Hooaạt, người đã cầm cờ MTGPMN chào mừng ngụy quân cộng sản ở ngã tư Bảy Hiền, giữ nhiệm vụ, chức vụ gì trong đơn vị đặc công đó? Tôi phải hỏi ông câu này vì từ ngày ông ra sinh sống ở hải ngoại, ông công khai bác bỏ cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Bởi ông quên rằng trong khi ông ở tù (?) đồng bào hải ngoại đã tập trung dưới cờ này đi biểu tình tranh đấu cho ông được tự do – cũng như đóng góp tài chính để vợ ông có phương tiện đi đây, đi đó, họp báo kêu gọi sự giúp đỡ cho ông. Ông quên rằng cũng chính Cờ này đã bao bọc thân xác hằng trăm ngàn chiến sĩ để ông được thảnh thơi du học lấy cấp bằng tiến sĩ! Hành động quay lưng và không chấp nhận cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có phải là đạo đức của một người trí thức? Thái độ của ông hiện ra sự vong ân bội nghĩa thì làm sao người Việt có thể coi ông là một lãnh tụ! Hay ông được phép ra hải ngoại là để thi hành sứ mạng “bí mật” mà đảng mafia đã giao phó? Xin đừng hỏi tại sao đồng bào tị nạn cộng sản ở hải ngoại tỏ thái độ lạnh lùng đối với ông. Ông nên tự hỏi chính ông đã làm những gì trong quá khứ để đem lại tình trạng đất nước ngày hôm nay; nhất là những gì ông đang cố thực hiện có phải phát xuất từ chính lương tâm của một người trí thức yêu nước – hay chỉ để đáp lại ân sủng của những kẻ thưởng công ông căn villa ở đường Mạc Đỉnh Chi, Sài-gòn sau 30-4-1975? Tôi tin rằng không ai có thể dấu được bất cứ việc gì dưới ánh sáng mặt trời mãi mãi. Hơn nữa, chiêu bài hòa giải hòa hợp đã lỗi thời không còn ăn khách. Vết thương hòa hợp hòa giải đối với dân tộc Việt Nam nói chung, đối với tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại nói riêng, vẫn còn rỉ máu và người Việt Nam đang cố gắng ngăn chận vết thương đó để nó không trở thành vết mủ ung thối. Cảm ơn sự rao giảng loại thuốc mang độc trùng mafia Việt Cộng. Xin vui lòng giữ lấy nó làm của riêng cho chính ông!


Hai quả bom từ chiếc F5 của tên phi công phản bội Nguyễn thành Trung rơi xuống dinh Độc-lập nhưng không trúng mục tiêu. Sài-gòn càng thêm hỗn loạn. Lệnh giới nghiêm 24/24 được ban hành nhưng không có hiệu lực vì chẳng còn ai lưu tâm đến. Bởi vì, hầu hết những người hiện diện trên đường phố là để tìm lối thoát khỏi Việt Nam; hoặc sống về nghề buôn bán… cùng với những đơn vị cảnh sát và binh sĩ của một số binh chủng được điều động về bảo vệ Sài-gòn. Lòng tôi bỗng dâng lên niềm chua xót khi nhìn gương mặt hồn nhiên, vô tư của những người lính trẻ… vẫn nghiêm chỉnh thi hành nhiệm vụ dù các cấp chỉ huy đã vắng mặt. Đất nước đã có những tên phản bội, hèn nhát thì đất nước cũng có nhiều anh hùng. Có ai là người thấy được sự hy sinh tuổi trẻ và niềm vui cuộc đời của các anh? Tôi hy vọng cũng phải có người đã thấy được những điều bất hạnh đó! Riêng tôi chỉ có thể nói lên rằng:


Các anh, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào; dù hiện tại có bị bạc đãi; dù thân xác có bị hành hạ từ những ngục tù cộng sản dã man; hoặc đã về với lòng đất mẹ, các anh đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho những thế hệ mai sau, và cũng sẽ mãi mãi ghi khắc trong tim tôi: Hình ảnh những người chiến-sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hậu thân của Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học v.v…


Lễ bàn giao chức vụ tổng thống giữa ông Già Gân Trần văn Hương cho ông tướng Big Minh hoàn tất vào ngày 28-4-1975. Có người cho rằng Big Minh ham làm “tông tông” nên dại dột đưa đầu ra hứng. Tôi nghĩ rằng Big Minh không dại như người ta nói mà ông ta tự tin là được Pháp đào tạo, được quan thầy Pháp là đại sứ Mérillon tại Sài-gòn đỡ đầu cùng đảng mafia Việt Cộng hứa hẹn chi đó nên chắc mẩm sẽ nắm cái ghế “tông tông” của chính phủ ba thành phần ở miền Nam, đó là nguyên nhân đã khiến ông can đảm đưa mặt ra làm cái… mâm cho người ta chọc! Ôi đời người! Ôi danh vọng! Chỉ là bãi rác đầy xú uế!


Tối 28-4-1975, Huỳnh tấn Mẩm xuất hiện trên đài truyền hình Sài-gòn. Anh ta đã cố trấn an đồng bào qua lời kêu gọi đại khái như sau:


“Xin đồng bào yên tâm, không có chi phải lo lắng và sợ hãi, những người anh em phía bên kia cũng là người Việt… Nam!”


Vâng, chúng là người Việt Nam, nói tiếng Việt Nam – nhưng chúng không có tâm hồn Việt Nam và vì Việt Nam. Chúng là Việt Nam kiểu Lê chiêu Thống, Lê Hoan, Hoàng cao Khải, Nguyễn sinh Huy (bố của Hồ chí Minh) v.v… và sau cùng chúng là Việt Nam kiểu của anh, vì chúng là đồng bọn của anh, chỉ biết có giết và giết! Điểm khác biệt này đã được chứng minh rõ ràng rằng đất nước dưới sự cai trị tạm thời của các anh – nhà tù mọc lên như nấm còn nhiều hơn trường học – hàng triệu người vô tội bị các anh giết, xác chôn vùi rải rác khắp các vùng rừng núi Việt Nam – gia đình tan nát, luân thường đạo lý đảo lộn, đất nước chỉ còn lại một lũ duy nhất là đảng mafia! Các anh, những người đã tự nhận không đứng bên phải cũng chẳng đứng bên trái – vậy thì phải đứng ở phía dưới – của chính giữa – khôn thật, đã ngụy trang khéo léo để không ai khám phá ra chân tướng thật sự của các anh trong cuộc chiến. Ngày nay, người dân Việt Nam không nói rằng đã khám phá ra chân tướng thực sự của các anh, mà khẳng định rằng là hiểu biết tường tận ý nghĩa: Đứng phía dưới – của chính giữa là: mafia, đồ tể… mafia!


Sáng ngày 29-4-1975, nhân dân miền Nam được nghe đọc trên đài phát thanh Sài-gòn sắc lệnh đầu tiên của tân tông tông Big Minh, yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Sau khi sắc lệnh được ban hành, có những người không hề có ý nghĩ bỏ chạy trước đây bây giờ cũng rục rịch… nhưng quá trễ! Đi đâu bây giờ? Đường phố chen chân không lọt và thỉnh thoảng lại có tiếng đạn pháo nổ gần đâu đó kèm theo những tràng súng nhỏ nổ bì bọp, có thể là của những anh chàng “nhân dân tự vệ”, cũng có thể là của các “tân đồng chí AK 30-4” v.v… Không còn lối chạy, thôi thì cùng xóm làng, bè bạn tụ nhau tán láo, “có thể Big Minh cứu vãn được tình hình vì Big Minh là người của Pháp, là kẻ đi hai hàng, và Pháp vẫn liên lạc ngoại giao, làm ăn buôn bán tốt với đảng mafia Việt cộng kể từ sau năm 1954!” Có người hiểu biết tình hình và nhất là về mafia Việt cộng hơn thì chỉ mỉm cười không nói! Sau cùng, mọi người cùng ngước mắt lên trời nhìn những chiếc F4, F111 và trực thăng di tản của Mỹ bay lượn trên không phận Sài-gòn. Nhìn những chiếc trực thăng bay ngược ra phía bờ biển, ai ai cũng hiểu có nhiều người di tản ngồi trên đó, có người chép miệng thì thầm: phải chi mình cũng ngồi trên đó! Sự việc này cho thấy dù có rất nhiều người muốn rời Việt Nam nhưng không đi là vì nặng tình quốc gia dân tộc, và nhất là bị ảnh hưởng bởi lời kêu gọi của Huỳnh tấn Mẩm. Những tình tự, vấn vương của con người thuần chính đưa đến cái kết quả mà ngàn đời sau sẽ không quên. Đó là:


Hàng bao trăm ngàn người Việt đã chết chìm ngoài Biển Đông trong cuộc trốn chạy bạo quyền đảng mafia Việt cộng!


Khoảng 11 giờ sáng 30-4-1975, một lần nữa nhân dân miền Nam được nghe sắc lệnh thứ hai đọc trên đài phát thanh Sài-gòn của “tông tông” Big Minh – Đó là lời tuyên bố “đầu hàng”! Trang sử đen tối, đẫm máu được lật qua và nhường bước cho trang sử của cỗ xe mới khủng khiếp gấp ngàn lần hơn chuyển bánh! Và sắc lệnh đó là sắc lệnh cuối cùng của thể chế miền Nam, chấm dứt một cuộc chiến tranh xâm lược mà người dân miền Nam nói riêng, toàn dân Việt Nam chân chính nói chung, không bao giờ muốn. Nhưng sự giết chóc không chấm dứt ở đó mà nó chỉ là giây phút bắt đầu cho một cuộc chém giết mới tàn bạo và thảm khốc hơn! Những lò sát sinh đặc biệt được mọc lên với những cái tên thích hợp với tình thế mới, đó là: “Trại Cải Tạo” dành cho quân, công, cán, chính miền Nam, là những người “mang nợ máu với nhân dân” theo sự buộc tội của tập đoàn đảng mafia Việt cộng. Sự khủng khiếp của các trại này còn tồi tệ gấp trăm lần những trại giết người tập thể của Hitler ở thế chiến II. “Vùng kinh tế mới” là nơi được dùng để:


- Thực hiện chính sách cướp tài sản, nhà cửa của nhân dân miền Nam;
- Trả thù nhân dân miền Nam bằng cách đầy ải và dùng thiên nhiên giết họ trong danh chính ngôn thuận qua cái gọi “giản dân tập trung quá đông đúc tại các thành phố trong chiến tranh.”



Nếu họ còn sống sót thì cũng trở thành những người ăn mày, ăn xin đầu đường xó chợ vì nhà cửa, tài sản đã bị đảng mafia cướp đoạt – Thanh niên nam nữ cũng đã phải bỏ mình vì bịnh tật hoặc ở các chiến trường Miên, hoặc ở biên giới với Trung cộng, trả giá cho cuộc phiêu lưu chiến tranh làm tay sai ngoại bang của tập đoàn đảng mafia cộng sản Việt Nam. Đồng thời, đảng mafia Việt cộng cũng có ý định triệt hạ những mầm mống chống đối trong tương lai, vì thế hệ này đã có đủ trí khôn nhận xét và so sánh giữa hai chế độ – một mũi tên bắn hai con chim – Thế giới phải rùng mình khi nói đến tên Việt Nam dưới lá cờ máu và ngôi sao vàng bệnh hoạn!


Bầu không khí trong quán đột nhiên trầm xuống, bà chủ quán vặn radio nhỏ lại. Không ai nói với ai dù chỉ một lời. Mọi người ngồi ngước mắt nhìn khói thuốc loãng bay trong không gian tĩnh mịch. Khoảng mười phút trôi qua, tôi liếc mắt nhìn quanh, nhiều gương mặt hiện ra nét buồn vô tả, cũng có vài bộ mặt với nét cười mỉm hài lòng! Tôi không thể diễn tả được tâm tư tôi trong phút giây kinh hoàng đó vì đầu óc của tôi là khoảng trống của bãi sa mạc về đêm! Nói gì, nghĩ gì… định mệnh là bài toán nhiều ẩn số không ai thấy được, giải được. Nó chỉ xuất hiện khi phải xuất hiện, rồi nó cũng phải ra đi nhường chỗ cho ẩn số khác tiếp nối. Cái ẩn số đó đã được thai nghén từ sau tháng 7-1954, hiện lên như một bóng mờ từ ngày 18-3-1975, sau cùng xuất hiện và kết thúc bước đầu của cuộc chiến xâm lược của Hồ chí Minh và đảng cộng sản của hắn trong nhiệm vụ nhuộm đỏ ba nước Ðông-dương cho các quan thầy Nga-Tàu đỏ, vào sáng hôm nay, 30-4-1975.


Tôi quay lại nhìn hai người bạn, chưa biết phải nói gì thì một anh đã thì thầm:


“Chiến tranh đã kéo dài gần hai mươi năm. Bây giờ mới thực sự hòa bình!”


Tôi chưa kịp có ý kiến thì anh bạn khác đã thở dài nói:


“Tao không biết cuộc đời của tụi mình sẽ đi về đâu?”


Hai ý kiến thật tương phản – Một có vẻ chấp nhận với thực tại miễn sao tiếng súng chấm dứt! – Một đã thấy được viễn tượng tương lai không sáng sủa… dù rằng tiếng súng đã chấm dứt! – Tôi ngồi lặng thinh với những ý nghĩ vừa trở về trong trí. Thấy không thể có ý kiến nào thích hợp để đáp lại hai ý kiến đó, tôi yên lặng quan sát hai người rồi nhìn mọi người trong quán. Một số đứng dậy ra về. Bà chủ quán từ chối nhận tiền trả cà-phê của mọi người và nói:


“Hòa bình đã đến, tôi xin đãi mọi người bữa cà-phê sáng nay – khỏi phải trả tiền”!


Lại thêm ý kiến về “hòa bình” nhưng được mọi người hoan hô vì đã được uống bữa cà-phê “chùa”. Tôi quay qua hai người bạn và nói: “Que sera sera!” Chúng tôi chia tay và hẹn gặp lại trong một hoàn cảnh thích hợp, vui tươi hơn.


Tôi muợn xe đạp của anh bạn hàng xóm đánh một vòng từ đường Bạch Đằng qua khu Nhà Rồng rồi xuống tới kho 5 thì bị tắc nghẽn. Tại bến Bạch Đằng, hàng ngàn, hàng chục ngàn người vẫn kiên nhẫn và bất chấp mọi nguy hiểm vì đạn pháo, đạn súng nhỏ bắn vô tội vạ của mọi loại người có súng trên tay, chỉ với một hy vọng mỏng manh là… có thể thoát khỏi Việt Nam ở những giây phút cuối cùng. Tôi dắt xe đạp đi xa hơn về phía đường Nguyễn Huệ, vòng về Lê Lợi rồi Hàm Nghi. Không biết cảnh tượng ở những nơi khác có giống như quãng đường tôi đi qua hay không? Quân phục, quân trang, súng đạn nằm ngổn ngang đầy đường. Có vài binh sĩ chỉ còn trên thân thể cái áo thung, quần xà-loỏng, chân đất… thất thểu đi về một phương trời không nhất định! Tôi biết những người binh sĩ đó không có gia đình ở Sài-gòn hoặc vùng lân cận. Tôi đã bừng giận khi thấy vài nét mặt với ánh mắt khinh bỉ ném về những người binh sĩ vô phước đó! Tôi cũng rất cảm động khi thấy có những người, đặc biệt là các bà cụ, đã đem quần áo cũ tặng cho họ! Chỉ trong giây phút ngắn ngủi, tâm tình của tôi đã phải thay đổi đôi lần vì chứng kiến cái cảnh đau lòng, không phải chỉ dành riêng cho các binh sĩ đó, mà đó là hình ảnh thê thảm của dân tộc Việt Nam. Tôi quay đi với đôi chân nặng trĩu, chiếc xe đạp tôi đang dắt trở nên cồng kềnh, tư tưởng cứ mãi xoay quanh loại người chỉ biết lấy lợi danh làm lẽ sống nên tình cảm của họ chỉ là cái bàn tính với nhiều cột số.


Loại người chỉ biết lợi danh đó đã tiếp tay đảng mafia Việt cộng thật hữu hiệu trong chiến tranh, nay lại dẫn lối cho đảng mafia Việt cộng thành công trong các chiến dịch đàn áp, bần cùng hóa nhân dân miền Nam như “chiến dịch đánh tư sản mại bản, vùng kinh tế mới” v.v… cùng việc đặt nền móng thống trị tại miền Nam Việt Nam. Chúng cũng đóng vai trò chỉ điểm đắc lực và trở thành những “tà-lọt” cho các giới chức đảng mafia Việt cộng trong các cuộc áp phe, môi giới… đủ mọi thứ thượng vàng hạ cám, miễn sao có tiền và chỗ dựa.


Giờ đây, chúng cũng đã xuất hiện ở hải ngoại với những trò chơi mới có vẻ hiền hòa hơn như: thi hành những chỉ thị ngầm của các tòa đại sứ đảng mafia Việt cộng; làm ăn chia chác với các toà đại sứ trong các dịch vụ du lịch “hướng dẫn đồng bào về thăm quê hương”; chuyển tiền về Việt Nam nhưng “ăn tiền đầu theo tỷ lệ %”. Về giáo dục: Núp dưới chiêu bài báo chí để quảng bá chương trình giáo dục của đảng mafia Việt cộng – theo cái kiểu “i ngắn, i dài” cho đúng với cung cách viết của họ Hồ; thỉnh thoảng chọt vào một chuyện ngắn ca tụng, tán dương chế độ đảng mafia Việt cộng là ưu việt, là đầy tình người đã giáo huấn được những tên “ngụy” chuyên giết người thành người tốt!!! Tài giỏi hơn nữa là dưới sự lãnh đạo của các “đỉnh cao trí tuệ Việt cộng”, nước Việt Nam ngày nay dùng phi cơ “đi rải lúa… sạ”; đến mùa gặt thì “hàng nửa trăm chiếc máy gặt đập liên hợp màu đỏ tươi, dàn ngang, cách đều trăm thước, cùng đồng loạt tiến vào biển lúa…” (truyện ngắn Đêm Sao của Lý Lan đăng trên báo Diễn Đàn số 5, tháng 4-1999, phát hành tại Luân Đôn, Anh Quốc). Chu choa, đọc thấy hồ hởi không phấn khởi tị nào… vì muốn mù luôn cả đôi mắt, trí óc rối loạn lùng tùng phèng… bởi phải lẩm nhẩm tính mãi mà không ra đáp số của bài toán: “Nửa trăm chiếc máy gặt đập màu đỏ tươi, dàn ngang -x- cách đều trăm thước = tôi không hình dung được”, đành phải nhờ con cháu tính hộ mới có đáp số. Xin quí vị chuẩn bị thuốc để uống ngừa “heart attack” trước khi đọc, là: 5000 thước đúng cái độ dài của ông Tứ Tượng (chồng bà Nữ Oa) định cầy ở tam giác đồng bằng sông Hồng. Như vậy, nước Việt Nam ngày nay còn giàu có hơn cả nước Cờ… Hoa – mặc dù đất đai của Việt Nam chỉ bằng 1/30 của nước Cờ Hoa; kỹ nghệ thì nước Cờ Hoa đã lên thăm Cung Hằng còn Việt cộng thì đi xuống thăm Qủy Sứ dưới Địa Ngục, vậy mà cũng có máy bay “đi rải lúa… sạ” – giàu thật – Có một điều đáng buồn là ông chủ bút tờ Diễn Đàn dấu không cho biết: Nhờ vào đồng ngoại tệ nặng của bà con tị nạn cộng sản gởi về cứu đói cho thân nhân, bè bạn cùng tiền đầu tư “xây dựng xã hội chủ nghĩa” của các vị coi lương tâm là món hàng xa xỉ – nên cái chế độ mafia mới tồn tại để đè đầu cưỡi cổ, bịt mắt, bịt mồm, bóp họng nhân dân Việt Nam; sản xuất loại truyện ngắn kiểu tuyên truyền rẻ tiền mà ông chủ bút đã hồ hởi phấn khởi cho đăng lòe thiên hạ. Có lẽ ông chủ bút và masters của ông ta cho rằng kiến thức của người Việt hải ngoại quá bết nên đã múa gậy vườn hoang? Thật tội nghiệp cho những người vì bã lợi danh trở thành “mù” mà không biết mình mù! Chưa hết, đảng mafia còn đang dự trù “hai kế hoạch lớn, thực tiễn để đáp ứng tình hình hiện tại đòi hỏi”, và sẽ phải thực hiện cho bằng được vì tầm mức quan trọng của nó, để những nhà giáo dục của họ phổ biến rộng rãi vào tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại:


1. Đảng dự trù dùng phi cơ trực thăng chở trâu, bò đi ăn cỏ, sáng đi chiều về;


2. Đảng cũng dự trù lùa hết “khỉ” ở núi rừng miền Bắc và Trường Sơn về dạy ngôn ngữ Việt cùng viết tiếng Việt theo “fương fáp kành kạch” của Hồ chí Minh, để chúng sớm thành người vì đảng mafia phải chuẩn bị sẵn sàng thay thế những con khỉ già khi chúng theo chân “bác” đi hầu hạ Mác-Lê; chứ “wait” chúng nó theo kiểu lý luận của Mác thì phải mất đến 3 triệu năm. Lâu quá! Hoặc thỉnh thoảng cho đăng một bài báo chống cộng nhưng khi đọc kỹ thì mới thấy là ca tụng tài đức của Hồ và bè lũ v.v… Tạo ra những thần tượng chống cộng giả để vô hiệu hóa tinh thần đấu tranh chống cộng của tập thể người Việt tị nạn ở hải ngoại! Và, nếu chúng ta cẩn thận lưu ý thì sẽ phát hiện được loại người này cũng không khó khăn lắm.


* * * * *

Tôi đã may mắn gia nhập tập thể tị nạn cộng sản định cư ở nước ngoài. Sau một thời gian dài vật lộn với những khó khăn trong việc xây dựng lại cuộc đời, giờ đây cuộc sống cũng đã ổn định. Cuộc sống đã ổn định không có nghĩa là mang những cái tên Williams, Davis, Sylvia… Nước Việt Nam còn đó, gia đình, bè bạn còn kia và lương tâm còn đây. Những cái “còn” là động lực thúc đẩy, không phải chỉ riêng tôi, mà là cả tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại đã, đang và sẽ tiếp tục theo đuổi con đường đấu tranh cho nước Việt Nam có được một nền dân chủ, tự do thực sự; một nước Việt Nam mà những người lãnh đạo sau này phải có tầm kiến thức tối thiểu về tôn trọng nhân quyền; một nước Việt Nam mà người dân nhận thấy là của mình, đáng hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ, chứ không phải một nước Việt Nam mà già, trẻ, lớn, bé… kể cả “cây cột đèn” cũng muốn đi như hiện tại. Đây không phải là giấc mơ mà là một thực tế đòi hỏi mọi người phải chung vai xây dựng, nếu ai còn nghĩ mình là người Việt Nam với ước vọng nhìn thấy đất nước vươn mình, xin đóng góp vào cuộc đấu tranh tùy theo khả năng sẵn có của mình. Đất nước không bao giờ từ chối những sự đóng góp đáng quí và hữu ích của mọi người công dân.


Vào những năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi, người nông dân Việt Nam ở các tỉnh Thái Bình miền Bắc, Đồng Nai miền Nam… đã can đảm đứng lên đòi “quyền sống” dưới dạng thức “chống tham ô cửa quyền của tập đoàn đảng mafia Việt cộng”. Biến cố đó vô cùng quan trọng vì nó báo hiệu bước khởi đầu cho một cuộc cách mạng dân chủ tự do trong tương lai. Đọc lại lịch sử, Việt Nam là một nước nông nghiệp, 90% người dân Việt Nam sống về nghê nông. Cứ mỗi lần người nông dân đứng lên là một triều đại phải sụp đổ. Ngày nay, tuy ở vào thời đại kỹ thuật, tin học… nhưng nước ta vẫn còn 70, 80% dân số sống về nghề nông thì biến cố đó là tiếng chuông báo hiệu ngày tàn đối với chế độ mafia chẳng còn bao xa. Có lẽ cũng hiểu được như vậy, bọn đầu lãnh tập đoàn đảng mafia Việt cộng đang dùng hết quyền lực, bạo lực trong tay để đàn áp dập tắt sự chống đối đó; cùng lúc bọn tay sai của chúng ở hải ngoại gia công ru ngủ tập thể chúng ta bằng những luận điệu, lý luận… mới nghe thì như là một việc thông thường không đáng quan tâm vì nước nào lại chẳng có những khó khăn; “chính phủ” cũng đã giải quyết ổn thỏa bằng cách thỏa mãn mọi yêu cầu của người nông dân (?). Nhưng thực tế thì khác hẳn, chúng cũng đã chuẩn bị con đường “chạy” bằng cách chuyển tiền cho con cái của chúng đang sinh sống dưới hình thức “du học” ở hải ngoại, mua tài sản, tạo cơ sở thương mãi; hoặc ở lậu v.v…! Chúng ta đã thấy một số cô chiêu, cậu ấm… tuổi đời mới nứt mắt mà đã có trong băng hàng chục triệu đô, ăn chơi thật đúng “mốt”, thật xứng danh là con cái của các trùm đảng mafia Việt cộng!


Tại Âu-châu và diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Phạm văn Đồng và Đinh bá Thi đồng tuyên bố:


“Những người tị nạn Việt Nam – Đàn ông thì trộm cướp – Đàn bà là đĩ điếm – Vì lười biếng lao động Xã Hội Chủ Nghĩa nên bỏ nước ra đi”.


Sau đó, một loạt các giới chức cao cấp đảng mafia trong nước cũng tuyên bố tương tự với báo chí quốc tế mỗi khi họ được phỏng vấn.


Chúng ta nghĩ như thế nào và có còn nhớ hay không về những lời tuyên bố đó?


Chắc cũng có người đã quên nên mới có cái việc đem tiền và chuyên môn về “xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Hai nhà kinh tài tị nạn cộng sản định cư ở Âu châu… phấn khởi mang tiền về đầu tư! Không biết làm ăn, chia chác, mua chuộc, đút lót như thế “mô” để cuối cùng thì bị bắt, và tài sản bị tịch thâu vì tội quá khứ của các vị này là… chống cộng! Rất may mắn, một vị có lẽ giữ nhiệm vụ chạy áp phe phía bên ngoài nên không có mặt ở Việt Nam, dĩ nhiên là không vướng vòng lao lý! Để chứng tỏ cho thiên hạ biết là họ luôn luôn làm ăn hợp pháp và có sức mạnh pháp lý quốc tế hỗ trợ, ông liền mang “luật sư quốc tế” về Việt Nam để tìm cách cứu bồ. Hành động của ông rất đáng được ca ngợi vì nghĩa cử trung thành đối với bạn. Nhưng rất tiếc sự việc lại không xảy ra như ý muốn vì ham lợi mà các ông quên rằng Việt cộng là một “tổ chức mafia trang bị vũ khí lên tận răng; luật pháp của chúng là luật rừng; các trại tù luôn luôn mở cửa…” Mỹ còn phải ngán… thì các ông thuộc loại nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Vì vậy, không ai nghe đến cái kết quả cứu bồ của ông. Mọi sự đi vào êm ru bà rù, ở tù thì vẫn cứ ở tù, chưa tù thì nên kiếm đường vù càng sớm càng hay! Nếu tôi đoán không lầm thì cứ mỗi đêm, khi nằm yên trên giường nệm ấm chăn êm, bắt tay lên trán suy nghĩ sự đời thì thấy buồn vì cái công-lao-mồ-hôi-nước-mắt-dành-dụm-bao-năm, chỉ trong chốc lát, tất cả đều đổ xuống… wc. Tiếc thật! Nhưng ông cũng còn hên là chúng đã không “chôm” ông. Đề nghị ông mua nải chuối cúng tạ ơn ông địa và chờ cơ hội làm ăn keo khác!


Có nằm trong chăn mới biết chăn có rận! Người dân miền Bắc đã diễn tả về những con rận mafia này bằng cả một rừng thi phú văn chương. Ở đây, tôi xin phép mượn câu thơ: “Sửa sai rồi lại sửa sai – Sai thì cứ sửa, sửa thì cứ sai”. Có lẽ cho rằng người tị nạn cộng sản ở hải ngoại chưa biết cái màn này, nên các đầu lãnh mafia đem cái mứng này ra xử dụng. Đồng, Thi… đã mạt sát người tị nạn cộng sản ở hải ngoại thì làm cách gì để “sửa sai”? Lợi dụng chính sách “đổi mới, mở cửa”, bọn đầu lãnh mafia âm thầm “sửa sai” bằng cách cho ban nhạc chơi điệu valse lả lướt, ve vuốt và thay đổi cách gọi người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại. Cái “đểu” nhất của cách gọi này là Đỗ Mười đã gọi chúng ta: “Khúc ruột xa ngàn dặm”. Bởi vì, “khúc ruột xa là khúc ruột dài… là đại tràng ở phần cuối… tức là nơi chứa… cứt.” Vậy mà cũng có người hý hửng, tưởng bở cho là đảng mafia đã tỏ tình anh em hoặc chính trị hơn: đảng mafia tỏ thái độ hòa giải hòa hợp. Đồng thời, chúng còn nghĩ chúng ta là: Khúc ruột đẻ ra đô la bay xa ngàn dặm… Chỉ cần úm-ba-la đôi ba lời gọi thì đô la bay vào đầy túi của chúng ngay, tội gì không chơi! Một công đôi việc – đề huề và vui vẻ cả làng – tôi hốt đô la – anh về thăm gia đình, bè bạn và có chỗ ăn chơi xả láng kiểu “nhất dạ đế vương”, chung vốn làm ăn với chúng tôi v.v… Và, nếu chúng tôi có nổi cơn hứng chôm và tịch thâu tài sản của các anh thì ráng mà chịu, vì đó không phải là lỗi của chúng tôi, mà lỗi của cái gọi luật rừng. Đó chỉ là vấn đề có tính cách “xỉu xỉu”, còn vấn đề “đại đại” thì cần phải thử phổi bọn “ngụy” xem phản ứng của chúng ra sao! Trần Trường treo cờ “đỏ như máu với ngôi sao vàng… khè” và hình khô lâu lão quái Hồ chí Minh ở Los Angeles xem bà con “ngụy” welcome như thế nào? Bà con “ngụy” đã chào đón khô lâu lão quái Hồ chí Minh thật tận tình. Khởi đầu vài chục tên “ngụy”, lên vài trăm, vài ngàn và vài chục… ngàn! Với rừng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và biểu ngữ đả đảo cũng xôm tụ! Đồng chí, đồng chóe đành phải thụt vòi. Bọn mafia tự bảo với nhau rằng: “Đừng lo, thua keo này bày keo khác vì sư tổ‘khô lâu lão quái Hồ Chí Minh đã truyền lại cho chúng ta ‘bửu bối’ – Sai thì cứ sửa, sửa thì cứ sai!”


Hôm nay cũng tháng tư, nhưng tháng tư của năm 2000, nghĩa là hai mươi lăm năm đã qua. Hai mươi lăm năm với bao thay đổi, khổ đau mà dân tộc ta vẫn gánh chịu. Tiền đề: độc lập, tự do, dân chủ, ấm no, hạnh phúc… là dành riêng cho lũ chóp bu đảng mafia Việt cộng và gia đình của chúng; ai đòi hỏi hoặc đụng vào thì sẽ có “luật rừng” của chúng đối phó. Dân tộc Việt Nam cũng có những ước vọng như bao dân tộc tiến bộ khác trên thế giới, và đã phải trả giá quá đắt bằng xương máu… nhưng vẫn hoàn tay trắng bởi một bọn người vong bản đang tạm thời lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, dù có nhiều khó khăn nhưng không có nghĩa là tuyệt đường hy vọng, miễn là đừng để mất niềm tin và can đảm đối diện với kẻ thù. Những thế hệ trước đã để lại tấm gương đấu tranh trong sáng ở thế kỷ qua, thì thế kỷ này chúng ta sẽ là những người tiếp nối cho đến ngày thành công.


Hôm nay là tháng tư, tôi hình dung nhớ lại những gương mặt trong cái quán cà-phê nhỏ bé của một buổi sáng hai mươi lăm năm về trước. Một số người đã về với lòng đất mẹ từ các trại tù cải tạo, trong đó có anh bạn của tôi nói câu: “Tao không biết cuộc đời của tụi mình sẽ đi về đâu?” – Một số ngủ yên dưới lòng biển động – Một số định cư ở hải ngoại trong đó có tôi. Còn anh bạn của tôi nói câu: “Chiến tranh đã kéo dài gần hai mươi năm. Bây giờ mới thực sự hòa bình!” – đang sống cuộc đời vất vưởng với đôi mắt gần mù lòa, thân thể bị liệt một bên vì hậu quả của những trận đòn tra tấn và gần 12 năm tù không lý do. Còn bà chủ quán cà phê cũng đã qua đời sau trận đánh “tư sản mại bản” của những người “anh em phía bên kia”. “Biết ra sao ngày sau”, bây giờ thì mọi người đều biết! Lời hẹn gặp lại nhau ở một ngày thích hợp và vui tươi hơn không bao giờ thành! Xin kính tặng lời hẹn đó cho quê hương đất nước và những thế hệ đi sau. Hôm nay, tôi viết những giòng này, dù hiểu rằng những người được đề cập trong bài sẽ không bao giờ có cơ hội được đọc. Nhưng tôi cứ viết, viết để giải tỏa tấm lòng và thể hiện tâm tư, tôi vẫn luôn nhớ đến những người bạn vào buổi sáng ảm đạm đó của lịch sử: NGÀY 30-4-1975!


Tháng 4/2000


Biển Ðông trích từ sách "Cờ Vàng - Cờ đỏ" của tác giả Lý Tuấn.  

Trở lại Trang Quan điểm thời sự

Tuesday, 20 April 2010

Chuyen dang ban

Chuyện đáng bàn…

của “Ts” Ðỗ ngọc Bích

          Lê văn Hai
       Ts. Ðỗ Ngọc Bích

Trở lại Trang Quan điểm thời sự

Hết chuyện “người đàn bà minh hương” thì bây giờ lại đến người “đàn bà tiến sĩ” nào đó từ đại học Yale của Hoa-kỳ với bài viết phổ biến trên BBC rằng thì là, “người Việt Nam, họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung quốc, tố cáo Trung Quốc ‘hơi nhiều’”!

“Tiến sĩ” Ðỗ ngọc Bích, trường đại học Yale, đặt câu hỏi có tính cách lịch sử với các bloggers rằng họ “đã” đọc lịch sử đất nước Việt Nam chưa?

Xin có ngay ý kiến: “đã đọc hay không đọc” không là vấn đề đáng quan tâm. Thể hiện lòng “yêu nước” và “bảo vệ” đất nước mới đích thực là người Việt Nam - chắc chắn không phải là những người buôn dân bán nước như bọn Việt gian cộng sản hiện đang thống trị Việt Nam, và của một người đàn bà chữ nghĩa đầy mình nhưng đầu óc tối tăm từ trường đại học “Yale” xa tít tận bên nước Mỹ. Có nghĩa là, người đàn bà này “đã” đọc lịch sử, nhưng mà lịch sử Tàu. Nếu y thị nói rằng “đã” đọc lịch sử Việt thì, thưa quí vị, chị ta ngu hơn lợn xề!!!

Cái không thuyết phục của “tiến sĩ” Ðỗ ngọc Bích là thiếu sự chứng minh phần da thịt nào trong cơ thể của y thị “vẫn luôn là một phần của Trung quốc”!? So với “người đàn bà minh hương” thì “người đàn bà chữ nghĩa” này kém hơn một cái đầu rưỡi, vì “người đàn bà minh hương” đã dám tự khẳng định mình là... ai!

 “Nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung quốc, tố cáo Trung quốc hơi nhiều! Ai nhận ân huệ của bọn Tàu cộng? Nhân dân Việt Nam hay bọn tay sai của Tàu cộng là bọn Việt gian cộng sản? Lại bố lếu, bố láo và nhập nhằng vơ đũa cả nắm để chụp mũ dân tộc Việt là “cá mè một lứa” với bọn Việt gian từ Hồ đến nay!

Ðảng Việt gian cộng sản ra đời là do tiền bạc, chỉ thị của quốc tế 3 cộng sản. Sau khi ra đời, đảng Việt gian này bác bỏ ngay lịch sử của dân tộc Việt Nam, mà trong lịch sử đảng của chúng vẫn còn sờ sờ ra đó, rằng, “lịch sử Việt Nam bắt đầu từ khi đảng (cs) ra đời”. Trong bối cảnh hiện nay giữa hai đảng Việt gian cộng sản và Tàu cộng, bài viết của người đàn bà họ Ðỗ đã xác nhận vai trò tay sai của bọn Việt gian cộng sản đối với quan thầy của chúng, nhưng lại tráo trở gán ghép cả dân tộc Việt Nam... cùng đồng tình vì hưởng ân huệ của Tàu cộng.

Tư tưởng của người đàn bà này cho thấy hai việc: 1) đây là cái hậu quả trồng người của Hồ chí Minh và đảng Việt gian của hắn; 2) y thị đã thể hiện đúng câu “lich sử Việt Nam bắt đầu kể từ khi đảng (VGCS) ra đời”. Tổ tiên của bọn này là Mác-Lê – Stalin – Mao và Hồ, nên y thị đã không ngại ngùng khẳng định “... Việt Nam thực ra cũng là một phần da thịt của Trung quốc...”.

So với “người đàn bà minh hương” thì chị “ts” này chả đáng kí-lô nào hết. Vì ít ra, “người đàn bà minh hương” còn dám cho mọi người biết là “yêu Việt Nam”, muốn người Việt tị nạn cộng sản cùng với đảng Việt gian cộng sản chống Tàu (xin vui lòng đọc bài “Người đàn bà minh hương” trên blog này).

Trong thời gian gần đây, nếu lưu ý khi đọc bài trên các diễn đàn, chúng ta thấy một số bài viết bình luận chung chung nhưng có lợi cho bọn Việt gian cộng sản. Tất cả những bài viết đều có cái mác “tiến sĩ” - người thì ở trường đại học Oxford, người thì ở đại học Liverpool bên Anh quốc; người thì “kỹ sư” đảng viên đảng cộng sàn Tàu; bây giờ thì là “tiến sĩ” từ trường đại học Yale bên Mỹ. Cái “ban tuyên giáo trung ương” chơi trò tuyên truyền chữ nghĩa với những loại bài viết như thế này là muốn mọi người biết đảng của chúng đúng là... đảng Việt gian đấy!

Có một điểm đáng lưu ý là không thấy các tay bình luận chính trị ở hải ngoại lên tiếng tâng bốc bài viết này, cũng như đã từng bưng bô đội đĩa các đại hội đảng trước đây. Các đồng chí trốn ở con hẻm nào vậy?

Từ quá trình lịch sử cho đến hôm nay và ngày mai, dân tộc Việt Nam cũng sẽ vẫn là dân tộc Việt Nam, đây là sự xác định bất biến mà không một người Việt chính thống nào, ngoại trừ bọn Việt gian cộng sản và người đàn bà họ Ðỗ, dám có hành động ghép nguồn gốc của mình với một dân tộc khác!!!

Nhìn kỹ dung nhan người đẹp... thì có thể thấy ngay: “Người đẹp này phải là đoàn viên của tổ chức thanh niên xung phong của bác đấy.”

Tóm lại, bài viết cho thấy: “Bọn Việt gian cộng sản + “tiến sĩ” Ðỗ ngọc Bích cũng là một phần máu thịt của Tàu cộng”!!!

Bọn Việt gian cộng sản, một phần máu thịt của Tàu cộng, còn thống trị Việt Nam - Việt Nam sẽ đi về đâu???

Ngày 20/04/2010

Biển Ðông


Viết như cái kiểu người đàn bà với phần da thịt của Trung quốc này là viết liều, đại liều làm người đọc có thể đoán biết y thị là thành phần nào. Bởi vì, trong thời gian gần đây, nếu lưu ý khi đọc bài trên các diễn đàn, chúng ta thấy một số bài viết bình luận chung chung nhưng có lợi cho bọn Việt gian cộng sản. Tất cả những bài viết đều dưới cái mark “tiến sĩ” - người thì ở trường đại học Oxford, người thì ở đại học Liverpool bên Anh quốc; người thì “kỹ sư” đảng viên đảng cộng sàn Tàu; bây giờ thì từ đại học Yale bên Mỹ. Cái “ban tuyên giáo trung ương” chơi cái trò tuyên truyền chữ nghĩa với bài viết kiểu nửa mùa như thế này thì đúng là hại “đảng ta” rồi và v.v...

Trở lại Trang Quan điểm thời sự

Sunday, 11 April 2010

Tieu Saigon - 4

Truyện dài
Lý Tuấn
Bài 4



Tiểu Sài-gòn

Trở lại Trang Tiểu Thuyết




Bị làm khó dễ ở phòng khám hành lý Dũng đã bực mình; càng thêm bực bội vì bị hỏi đủ mọi thứ khi trình passport! Sững sờ hơn nữa vì thái độ trịch thượng và những lời lẽ gần như thô tục của nhân viên phi trường! Dũng ra trễ hơn mọi người gần một giờ. Anh thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy một cô gái, tuổi độ 17, 18, cầm tờ giấy viết tên anh vẫn còn đứng đợi. Anh biết đó là cô em họ, tên Kim. Khi đến gần thì anh nhận ra ngay vì đã xem hình từ trước. Không phải chỉ một mình cô ra đón anh mà còn có cả Minh, anh của cô và cũng là em họ của Dũng. Tuy gặp nhau lần đầu nhưng thấy thân thương có lẽ vì mối liên hệ ruột thịt. Ba người lên xe taxi rời phi trường. Trên xe, Minh hỏi vì sao lại ra trễ hơn mọi người. Dũng kể lại cho Minh và Kim nghe rồi đưa ra cảm tưởng của anh… thì cả hai, Minh và Kim, cùng cười. Minh nói:


- Tại anh không để tờ giấy màu xanh vào cái va-li và passport nên bị làm khó dễ là đúng rồi!


Dũng lấy khăn lau mồ hôi lấm tấm trên mặt và tỏ thái độ thắc mắc:


- “Tờ giấy màu xanh” là tờ giấy gì?


Minh giải thích là “tờ đô-la”. Nhỏ nhất thì cũng phải “mười đô”. Anh nói tiếp:


- Nếu anh ra sớm hơn chút nữa thì đã được chứng kiến cảnh những người “đồng chí chiến sĩ, thương binh của Quân đội Nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chiến đấu sống chết để tranh giành vác va-li cho anh, cho Việt kiều”, đúng như lời đồng chí lãnh đạo Đỗ Mười gọi Việt kiều là “khúc ruột xa ngàn dặm” trong kế hoạch mời họ về thăm quê hương để rút ruột.


Kim ngắt ngang lời Minh:


- Quên chuyện đó đi! Anh Dũng thấy nắng Sài-gòn như thế nào?


Bây giờ Dũng mới định thần nhìn cảnh vật xung quanh… Anh lấy khăn tay chậm những giọt mồ hôi từ trên trán đang lăn xuống đôi mắt, đồng thời bắt đầu cảm nhận được cái nắng, cái nóng của Sài-Gòn:


- Ở vào mùa hè, nắng Los Angeles cũng nóng nhưng không giống nắng Sài-Gòn. Nắng Sài-Gòn làm anh có cảm tưởng là cháy da; còn nắng Los làm anh cảm thấy hanh hanh ngột ngạt. Nhưng không sao, nắng Los hay nắng Sài-gòn đều được cung cấp bởi một… mặt trời.


Kim cười phá lên:


- Anh Dũng nói nghe hay quá và có vẻ là một nhà văn. Em cứ tưởng anh sinh trưởng ở bên Mỹ thì không thể nào có lối nói chuyện ví von như thế. Kim phục anh lắm. Em sẽ khoe với bạn và giới thiệu cho anh một cô, bảo đảm là… đẹp! Chịu hôn?


Dũng phì cười, cảm ơn và cho Kim biết là đã có người yêu, một nữ sinh Việt ở bên Mỹ.


Kim giọng không vui:


- Ồ! Tiếc thật!


- “Tiếc!” Dũng lạ lùng hỏi tại sao?


Kim nhìn anh, nheo mắt trả lời:


- Trước khi anh đến, Kim đã khoe với bạn bè về anh, chắc chắn cũng có người đẹp chịu anh lắm… dù chưa gặp mặt. Câu chuyện chấm dứt vì về đến nhà.


Nhà của ông Toàn, chú Dũng, ở vùng Phú Nhuận. Ba anh em vừa bước vào, ông bà Toàn vội mừng Dũng. Ông ngắm Dũng một lúc rồi nói:


- Cháu giống bố cháu nhiều hơn mẹ.


Rồi ông bà hỏi thăm gia đình bên Mỹ cùng các anh chị của Dũng. Sau đó, Minh hướng dẫn Dũng vào phòng:


- Đi đường xa chắc mệt, anh nên nằm nghỉ một lúc. Hẹn gặp anh vào buổi cơm chiều. Dũng cảm ơn và xắp xếp quần áo rồi nằm nghỉ.


Bữa cơm chiều nay tuy cũng không khí gia đình nhưng có nhiều khác biệt so với bữa cơm gia đình ở Los. Không có tranh luận đấu tranh; không có bóng hai tí hon Liên và Bích. Dũng cảm thấy nhớ hai đứa cháu. Minh và Kim chưa lập gia đình, dù Minh đã hai mươi lăm tuổi. Ông bà Toàn luôn mồm hỏi thăm đủ mọi việc, từ gia đình Dũng đến sự sinh hoạt của người Việt ở hải ngoại, việc học hành của Dũng, chừng nào sẽ ra trường và… có ý trung nhân chưa. Lúc mới vào cuộc, ông bà Toàn còn e dè nói chầm chậm từng lời thì Kim nhanh nhẩu:


- Bố mẹ đừng lo – Anh Dũng nói tiếng Việt còn hay hơn con!


Ông bà Toàn tỏ vẻ ngạc nhiên nhìn Dũng:


- “Anh chị Tâm hay thật…”


Nhờ tài khéo nấu nướng của bà Toàn nên bữa ăn trở thành thịnh soạn. Kim thì líu lo như chim, hỏi ông anh họ hết chuyện này đến chuyện khác, nhất là hình dáng của bà chị dâu tương lai rồi tỏ ý mong ước được gặp mặt trong một ngày đẹp trời nào đó. Duy có Minh thì ít nói, thỉnh thoảng mới hỏi hay đáp lại một câu. Minh có vẻ buồn dù ngoài mặt vẫn vui vẻ. Phải tinh tế lắm mới nhìn thấy được và Dũng định tâm sẽ tìm nguyên nhân khiến Minh như thế. Bữa cơm chấm dứt. Ông bà Toàn, Minh và Dũng ngồi uống trà. Còn Kim thì lo tổng dọn dẹp.


Thấy còn sớm, Minh rủ Dũng đi chơi một vòng cho biết vùng của gia đình đang sinh sống. Dũng đồng ý. Ông Toàn khuyên Dũng:


- Cháu nên để cái đồng hồ và tiền bạc ở nhà, đừng mang theo!


Dũng ngạc nhiên không nói nhưng cũng tuân lời.


Hai anh em tản bộ ra phố. Dũng vừa đi vừa lưu ý nhìn quanh những đoạn đường đi qua. Sự sinh hoạt trên đường phố bắt đầu lơi dần. Hai anh em dẫn nhau ra khu phố chính vùng Phú Nhuận. Những cửa hàng chuẩn bị dọn dẹp và đóng cửa. Chỉ còn quán ăn, quán cà phê thì vẫn mở. Riêng quán cà phê thì có vẻ nhộn nhịp hơn v.v… Điểm làm Dũng lưu ý nhất là trẻ con lang thang trên đường phố quá nhiều. Đúng ra giờ này chúng phải ở nhà bên mâm cơm hay quyển sách! Dũng không hiểu tại sao lại có những cảnh lạ lùng này và định bụng sẽ hỏi Minh khi có dịp. Điểm đáng lưu ý hơn nữa là trên đường phố có quá nhiều “rickshaw” lãng đãng… chờ khách. Minh chợt hỏi Dũng có muốn vào thưởng thức xem mùi vị cà-phê của quán cà-phê Sài-gòn có giống bên Mỹ hay không? Dũng đồng ý ngay vì muốn nghe Minh giải thích những gì Dũng vừa thấy. Thế là hai anh em bước vào một quán cà-phê.


- Chào anh Minh. Chà, hôm nay lại có bạn mới, trông có vẻ là Việt kiều về thăm quê hương, phải không anh Minh? Hai anh uống gì? Tiếng chào hỏi từ cô hàng của quán cà-phê.


Minh hỏi Dũng:


- Anh uống gì?


Dũng lúng túng đáp:


- Minh cứ kêu cho mình thức uống gì cũng được. Hay là cùng cà-phê như Minh!


Minh quay nhìn cô chủ quán và giới thiệu:


- Đây là Dũng, anh họ của tôi mới từ Mỹ về thăm gia đình chiều hôm nay. Còn đây là cô Nguyệt, chủ quán cà-phê này. Xin cho hai ly cà-phê sữa!


Cô chủ quán chăm chú nhìn Dũng, gật đầu chào:


- Chào anh Dũng. Nhìn kỹ thì Nguyệt thấy anh Minh hao hao giống anh. Rồi cô đi lo cà-phê cho hai người.


Dũng nhìn Minh với nụ cười:


- Minh quen thân với cô Nguyệt đó, phải không? Cô ta trông cũng đẹp đấy!


- Em thường xuyên có mặt ở quán này vì không có việc gì làm, nên quen thân với mọi người của quán. Cô Nguyệt là con của ông bà chủ quán, đã nghỉ học để phụ gia đình trông nom quán này.


Giờ thì Dũng hiểu lờ mờ cái buồn kín đáo của Minh mà anh nhận ra được từ bữa cơm chiều. Anh hỏi:


- Vùng này không phải là trung tâm Sài-Gòn nhưng sao có quá nhiều xe “rickshaw” mà, với những người hành nghề, theo Dũng quan sát thì họ không phải là thành phần làm nghề đó?”


Minh phì cười và khen:


- Anh có đôi mắt tinh tế thật. Đúng! Những người hành nghề “xô xích le” đó hầu hết là các cựu sĩ quan, giới chức của chế độ Sài-Gòn ngày trước! Họ không còn cách nào hơn là làm nghề đó để kiếm sống. Gia đình em may mắn có hai bác và các anh chị ở hải ngoại giúp đỡ, nếu không… chắc bố và em, mỗi người cũng phải cưu mang một chiếc.


Dũng châng hẩng… một lúc lâu:


- Có phải “Xô xích le” là “rickshaw”?


Minh biết Dũng không hiểu từ nói “lái” này, anh giải thích và chỉ cách đọc ngược ngôn từ này thì nó sẽ thành “xe xích lô”, rồi cười! Thì vừa lúc cô Nguyệt bưng hai ly cà-phê đến:


- Hai anh có dùng bánh không? Hôm nay có bánh chuối, bánh da lợn và bánh ích nữa? Tiếng hỏi của cô chủ quán.


Dũng vội nói:


- Xin cho hai bánh ích.


Cô Nguyệt quay đi, lẩm bẩm:


- Cái anh chàng trẻ ở Mỹ này cũng biết bánh ích… Nói tiếng Việt cũng rành!


Bỗng có hai đứa bé độ 9, 10 tuổi, đến mời mua vé số. Dũng nhìn đồng hồ treo trên tường: đã 8.40 tối. Anh không nói gì mà chỉ hỏi mượn tiền Việt của Minh để mua vài tờ vé số, rồi tặng tất cả vé số cho Minh. Được chứng kiến cái cảnh mà anh đã nghe nhưng không tin lắm, làm anh phải lặng người. Anh nghĩ, không biết trong ba tuần du lịch này sẽ còn gặp bao nhiêu cảnh đặc biệt hơn nữa... thì vừa lúc cô Nguyệt mang bánh ích ra. Cô nhìn Dũng:


- Anh sống ở hải ngoại được bao lâu?


- Cha mẹ tôi đến định cư ở nước Mỹ vào năm 1978. Được vài tháng thì tôi ra đời.


- Nguyệt biết có nhiều Việt kiều ở tuổi anh không nói được tiếng Việt, hoặc nói được nhưng không lưu loát như anh. Anh có đọc và viết được tiếng Việt hay không?


- Thưa được. Nhưng chắc chắn là không bằng cô.


- Anh quả khéo nịnh và lịch sự.


- Cảm ơn cô Nguyệt.


Cô chủ quán Nguyệt tủm tỉm cười rồi quay đi.


Anh quay sang hỏi Minh:


- Tại sao trẻ con lang thang trên đường phố nhiều thế?


- Hầu hết những đứa bé đó là con của ngụy quân, ngụy quyền và… ngụy dân như em, thì làm sao có được tương lai dưới mái nhà trường khi nhà trường chỉ dành riêng cho con em cách mạng. Bây giờ tuy đã “đổi mới, mở cửa”, ngay chính gia đình em vẫn còn nhờ vào sự trợ giúp của hai bác và các anh chị ở hải ngoại. Tiền ăn còn không có thì lấy tiền đâu mà trả học phí cho chúng! Nên trẻ con phải lang thang trên đường phố là một tất nhiên. Đó cũng là nguồn sống của cả gia đình những đứa bé ấy. Anh vừa phải mua vé số cho chúng đấy thôi! Hãy quên cái tương lai đất nước này vì có những người khác lo rồi! Họ không muốn anh lo. Họ cho phép anh về đây để vui chơi hưởng thụ bằng đồng ngoại tệ nặng trong túi anh. Nếu thực tình muốn lo, anh phải gia nhập vào guồng máy thối nát hiện hữu để trở thành một con “bù-loong rỉ-sét” trong guồng máy đó!


- Ở hải ngoại Dũng nghe, đọc sách, báo… thì làm gì có những việc buồn đến như thế. Qua những dữ kiện trình bày trong đó, Dũng nghĩ đất nước ta giờ đây tiến bộ vượt bực. Tuy nhiên, sau khoảng 10 tiếng đồng hồ đối diện với thực tế, Dũng bắt đầu cảm thấy bâng khuâng…


- Anh bâng khuâng là đúng. Vì nghe và đọc sách báo bao giờ cũng hay, cũng đẹp… nhưng không nuốt được bởi thực tế là một vấn đề khác. Hôm nay, anh đang đối diện với sự thật, em khuyên anh không nên để tâm đến nó trong những ngày anh nghỉ hè ở đây: nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam! Bởi vì, nếu anh càng để tâm đến thì những cái hay, cái đẹp mà anh vừa nói và ấp ủ sẽ không còn một giá trị nào nữa. Nó trở thành vở kịch được trình diễn bởi những diễn viên chuyên nghiệp lão luyện. Nếu anh không đồng ý với em, em e rằng những sách báo đó sẽ ế ẩm; những lời nói hay, ý đẹp và kêu đó sẽ bay loãng vào không gian. Những diễn viên đó phải thất nghiệp vì sự thật phơi bày chỉ là một bi kịch trần truồng!
Dũng lặng thinh…


Hai anh em lửng thửng đi bộ về nhà. Không khí đêm khuya dịu lại. Đường phố vắng người và yên tĩnh hơn, chỉ còn lác đác những chiếc xe “rickshaw”. Những người dân lam lũ, đầu tắt mặt tối nhưng không có được bát cơm đầy. Trẻ con sống bằng nghề lang thang trên hè phố, vội vàng trở về nhà hoặc mái chòi tơi tã như cuộc đời của họ. Đó là những hình ảnh thực tế đầu tiên đi vào tâm trí, dù Dũng hiện diện tại nơi đây chưa quá mười hai tiếng đồng hồ.


Nằm trong mùng nghe tiếng vo ve của muỗi, Dũng miên man với ý nghĩ “phải làm cái gì để thể hiện sự đóng góp vào việc xây dựng lại quốc gia” càng mạnh mẽ hơn. Nhưng làm sao thực hiện được ước vọng đó? Đây là câu hỏi làm Dũng ray rứt suy nghĩ từ mấy năm qua; nó là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh luận không giải quyết được trong gia đình. Hôm nay mới thực sự là bước khởi hành tìm những dữ kiện thực để làm hành trình cho tư tưởng đó! Những hiện trạng thu hẹp mà Dũng chứng kiến trong vài giờ qua cùng với sự diễn giải và cái buồn kín đáo của Minh, chỉ là những thực thể nhỏ nhoi đầu tiên đã hiện ra sự đối kháng với những lời hay ý đẹp về “thông cảm, quên hận thù, quên quá khứ, quên định kiến, hòa giải hòa hợp… để đóng góp, xây dựng lại đất nước” của Duy. Dũng thấy cần phải suy nghiệm, cân nhắc nghiêm chỉnh hơn nữa, trước khi đưa nó lên bàn cân với tinh thần vô tư và đặt quyền lợi đất nước lên trên hết. Dũng cảm thấy nhẹ nhõm như vừa tìm được cách giải một phương trình toán học hóc hiểm… Anh mỉm cười và tan loãng vào giấc ngủ.
 
(Còn tiếp)
Biển Ðông

Trở lại Trang Tiểu Thuyết


Saturday, 10 April 2010

Viet su - bai 9


Việt Nam sử lược



Biển Ðông


Trở lại Trang Sử Việt




Biển Ðông nhận thấy việc quảng bá lịch sử đất nước Việt Nam chúng ta là một việc cần làm trong bối cảnh hiện nay. Vì thế, Biển Ðông sẽ cố gắng phổ biến hai quyển “Việt Nam sử lược” do Cụ Trần Trọng Kim biên soạn và được Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục VNCH xuất bản từ năm 1971. Ðược nhà sách Ðại Nam ở Cali/USA tái xuất bản nhiều năm trước đây. Biển Ðông sẽ phổ biến từng bài 2 hoặc 3 trang đánh máy, mỗi tháng 2 kỳ trên Blog Biển Ðông, khởi đầu từ bài “Nước Việt Nam”. Biển Ðông xin Quí vị thứ lỗi vì không phổ biến “Lời Tựa”; và không có chữ “nho” như trong sách – vì Biển Ðông không biết chữ… nho.


Trân Trọng


===<0>===

Bài 9


Ngày  10/04/2010


Bắc thuộc lần thứ hai
(43-544)

I. Nhà Ðông-Hán -

1. Chính trị nhà Ðông-hán

- 2. Lý Tiến và Lý Cầm

- 3. Sĩ Nhiếp

 II. Ðời Tam quốc

- 1 .Nhà Ðông Ngô

- 2. Bà Triệu (Triệu Thị Chinh)

- 3. Nhà Ngô chia đất Giao Châu


III. Nhà Tần

-1. Chính-trị nhà Tần

- 2. Nước Lâm-ấp quấy nhiễu Giao-châu


IV. Nam Bắc-triều

- 1. Tình thế nước Tàu

- 2. Việc đánh Lâm-ấp

- 3. Sự biến loạn ở đất Giao-châu



I. Nhà Ðông-Hán (25-220)


1. Chính-trị nhà Ðông-Hán


Mã Viện đánh được Trưng-Vương đem đất Giao-chỉ về thuộc nhà Hán như cũ. Rồi chỉnh-đốn binh-lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đấy và biến-cải mọi cách chính trị trong các châu quận. Ðem phủ trị về đóng ở Mê-linh (về cuối đời Ðông-hán lại dời về Long-biên) và dựng cây đồng-trụ ở chỗ phân địa-giới, khắc sáu chữ: "Ðồng trụ chiết, Giao-chỉ diệt". Nghĩa là cây đồng-trụ mà đổ thì người Giao-chỉ mất nòi.


Sử chép rằng người Giao-chỉ đi qua lại chỗ ấy, ai cũng bỏ vào chân cột đồng-trụ một hòn đá, cho nên về sau chỗ ấy thành ra núi, phủ mất cả, đến bây giờ không biết cột ấy ở vào chỗ nào.


Từ đó chính-trị nhà Ðông-hán càng ngày càng ngặt thêm, mà những quan-lại sang cai-trị Giao-chỉ thường có lắm người tàn-ác, tham-nhũng, bắt dân lên rừng xuống bể để tìm những châu-báu. Dân ở quân hợp-phố cứ phải xuông bể mò ngọc trai khổ quá, đến đỏi phải bỏ xứ mà đi.


Triều-đình thì xa, quan-lại ra cai-trị thì tha hồ mà tung-hoành, tiếng oan-ức kêu không thấu vào đâu, cho nên thường hay có sự loạn-lạc, làm cho dân gian phải nhiều sự khổ-sở.


2. Lý Tiến và Lý Cầm


Quan cai-trị đã tàn-ác, nhà vua lại bạc đãi người bản-xứ. Ðời bấy giờ người mình dẫu có học-hành thông-thái cũng không được giữ việc chính-trị. Mãi đến đời vua Linh-đế (168-189) cuối nhà Ðông-hán mới có một người bản xứ là Lý Tiến được cất lên làm thứ-sử Giao-chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao-chỉ được bổ đi làm quan như ở trung-châu bên Tàu. Nhưng Hán-đế chỉ cho những người đỗ mậu-tài hoặc hiếu-liêm được làm lại-thuộc ở trong xứ mà thôi, chứ không được đi làm quan ở châu khác. Bấy giờ có người Giao-chỉ tên là Lý Cầm làm lính túc-vệ hầu vua trong điện, rủ mấy người bản-xứ ra phục xuống sàn mà kêu cầu thảm-thiết. Hán-đế mới cho một người Giao-chỉ đỗ mậu-tài đi làm quan-lệnh ở Hạ-dương và một người đỗ hiếu-liêm làm quan-lệnh ở Lục-hợp. Về sau Lý-Cầm làm đến quan Tư-lệ Hiệu-úy và lại có Trương Trọng cũng là người Giao-chỉ làm thái-thú ở Kim-thành. Người Giao-chỉ ta được làm quan như người bên Tàu, khởi đầu từ Lý Tiến và Lý Cẩm vậy.


3. Sĩ Nhiếp (187-226)


Về cuối đời nhà Ðông-hán, giặc cướp nổi lên khắp cả bốn phương, triều-đình không có uy-quyền đến ngoài, thiên-hạ chỗ nào cũng có loạn. Ðất Giao-chỉ bấy giờ nhờ có quan thái-thú Sĩ Nhiếp cùng với anh em chia nhau giữ các quân huyện, cho nên mới được yên.


Tiên-tổ nhà ông Sĩ Nhiếp là người nước Lỗ, vì lúc Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, mới tránh loạn sang ở đất Quảng-tín, quân Thương-ngô, đến đời ông thân-sinh ra Sĩ Nhiếp là sáu đời. Ông thân-sinh tên là Sĩ Tứ làm thái-thú quận Nhật-nam, cho Sĩ Nhiếp về du-học ở đất Kinh-sư, đỗ hiếu-liêm được bổ Thượng-thư-lang, vì việc quan phải cách, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ mậu-tài được bổ sang làm thái-thú ở quận Giao-chỉ.


Năm quí-mùi (203) là năm thứ 3 đời vua Hiến-đế, quan thứ-sử là Trương Tân cùng với quan thái-thú Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao-chỉ làm Giao-châu. Vua nhà Hán thuận cho. Song vì trong châu có lắm giạc giã, Sĩ Nhiếp mới tâu xin vua nhà Hán cho mấy anh em làm thái-thú quận Cửu-chân, quận Hợp-phố và quận Nam-hải. Sĩ Nhiếp giữ được đất Giao-châu khỏi loạn và vẫn giữ lệ triều viễn tướng-quân Long-độ đình-hầu. Sĩ Nhiếp trị dân có phép tắc, và lại chăm sự dạy bảo dân cho nên lòng người cảm-mộ công-đức, mới gọi tôn lên là Sĩ-vương.


Nhà làm sử thường cho nước ta có văn-học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý-kiến ấy có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán sang cai-trị đất Giao-chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao-chỉ đã có người học-hành thi đỗ hiếu-liêm, mậu-tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có nho-học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc-giả ông ấy là một người có văn-học rồi trong khi làm quan, lo mở mang sự học-hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước ta, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn.


(Còn tiếp)



Biển Ðông

Trở lại Trang Sử Việt

Thursday, 1 April 2010

Tho Thanh Duong



Biển Ðông xin giới thiệu những vần thơ của thi sĩ


            Nguyễn Thị Thanh Dương



Trở lại Trang Nhạc Việt



NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA.

Năm xưa chồng tôi là người lính,
Nơi vùng lửa đạn, Mồ hôi anh đã đổ,   
Từ Hố Bò Bình Dương, Bình Long,   
Đến Thừa Thiên, Quảng Trị,
Rồi một ngày anh gục ngã,
Tại chiến trường Tây Ninh.                    

Tôi góa phụ xuân xanh,                    
Con thơ chưa tròn tuổi,
Tiễn đưa anh lần cuối,                    
Về nghĩa trang quân đội Biên Hòa, 
   
Đã bao nhiêu năm qua,
Bây giờ, Tôi ở nơi xa,    
Đã có cuộc đời khác,
Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
Thương tiếc xa xăm.

Tôi về tìm mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,                     
Để thắp một nén nhang,
Nhớ người lính của một thời chinh chiến,                     
Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.

Năm xưa chồng tôi là người lính,
Một lần hành quân,
Anh đã bị thương,
Máu anh loang ướt vạt cỏ bên đường,     
Ôi, mảnh đất không tên,     
Đã giữ chút máu xương người lính trẻ.
Bao nhiêu năm qua,
Bây giờ,
Anh thương binh tàn tạ,
Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy mình xa lạ,
Bạn bè anh,
Kẻ mất người còn,
Kẻ quên người nhớ,
Kẻ vô tình giữa dòng đời vất vả.                         

Năm xưa chồng tôi là người lính,                         
Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
Lần đầu tiên ra chiến trường,
Anh mất tích không tìm thấy xác.
Mẹ anh khóc cạn khô dòng nước mắt, Lòng tôi nát tan.     

Đã bao nhiêu năm,
Vẫn không có tin anh,
Anh ơi, quê hương mình đã hết chiến tranh,
Tàn cơn khói lửa,
Nhưng vẫn là một quê hương trăn trở,
Không như anh ước mơ,
Anh đã biết chưa?
Hỡi người tử sĩ không tên, không một nấm mồ.

Năm xưa chồng tôi là người lính,
Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
Sau những tháng năm tù tội,
Bây giờ,                         
Anh không còn trẻ nữa,                         
Lìa xa quê hương,
Sống ở xứ người,

Những tháng năm chinh chiến đã đi qua,
Nhưng vết thương đời còn ở lại,
Trong lòng anh, Trong lòng những người lính năm xưa.



BIỂN ĐÔNG NỔI GIẬN

( Tin VN ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt giam ở đảo Hoàng Sa đòi tiền chuộc. Ngày 16 tháng 3 -2010, ở Quảng Bình 7 ngư dân chết vì tàu Trung Quốc va đụng mạnh và bỏ đi. Người dân Quảng Bình đã lập 1 bàn thờ ngay bờ biển, với mảnh khăn trắng buộc trên 1 cây sào để tang cho những vong hồn xấu số)


Những con tàu của ngư dân Việt Nam ,
Đã ra khơi giữa trời cao biển rộng,
Làng cá nghèo buồn lo mùa biển động,
Và vui khi biển lặng đón tàu về.

Cá đầy vơi khoang, bữa đói bữa no,
Những ngư dân vẫn bám tàu, bám biển,
Người vợ lam lũ, đàn con nhếch nhác,
Tóc mẹ gìa trắng như sóng bạc đầu.

Gom từng đồng mua lưới, mua xăng dầu, 
Người ra khơi, người ở nhà mong đợi,
Gío mùa Đông Bắc về tàu đừng lạc lối,
Tàu đừng chìm vì sóng dữ biển xa.    

Ngư dân Quảng Ngãi không trở về nhà,
Bị Trung Quốc bắt giam đòi tiền chuộc,
Tại đảo Hoàng Sa họ đang chiếm đóng,
Cấm ngư dân Việt đánh cá quanh đây.

Vùng biển Quảng Bình trời cũng nhiều mây,
Không mưa gío mà nghẹn ngào tiếng khóc,
Xã Đức Trạch, Hải Trạch, huyện Bố Trạch,
Bảy người ra khơi mãi mãi không về.

Tàu Trung Quốc đụng, ngang nhiên bỏ đi,
Tàu Việt Nam lao đao chìm theo sóng,
Chỉ kịp gọi về nhà dòng tin ngắn,
Biển nuôi người nhưng không cứu được người.

Hôm nay bàn thờ lập ở giữa trời,
Bên bờ biển cho những người xấu số,
Mảnh vải trắng buộc trên sào theo gío,
Thay mảnh khăn tang của những người thân.

Sóng biển đi xa sóng biển về gần,
Không mang con tàu trở về theo sóng,
Nhũng người thân đã đợi chờ tuyệt vọng,
Chồng ơi, con ơi !. Hồn ở phương nào?

Không chỉ Quảng Bình, Quảng Ngãi biết đau,
Không chỉ người mất chồng, mất con biết khóc,
Những người Việt Nam khắp nơi thắc mắc,
Hận kẻ bạo tàn với nỗi đau chung.

Thương những ngư dân vô tội chết oan,
Sóng gào thét biển Đông đang nổi giận,
Tàu lại ra khơi hoang mang lo lắng,
Ai sẽ bình yên, ai chẳng trở về?