Saturday 8 October 2011

Chieu bai quan he

Chiêu bài quan hệ...


                                                                                         Lý Tuấn

Trở lại Trang Quan điểm thời sự

                                 Lê Xuân Khoa



M
ột bài viết phổ biến trên Internet vào tháng 2/2004 vừa qua, với tựa đề: “Để tiến tới quan hệ bình thường giữa người Việt hải ngoại và Việt Nam”, tác giả bài viết là ông Lê xuân Khoa.
    
   Nội dung bài viết cố nêu lên nhiều lý do để biện minh cho sự kêu gọi người tị nạn cộng sản hãy vì quyền lợi đất nước, sự tiến bộ của dân tộc mà “quên quá khứ, xóa bỏ hận thù tiến tới hòa giải hòa hợp với nhà cầm quyền cộng sản, cho dù “hiến pháp của cộng sản với điều 4 còn lù lù nằm đó” mà ông Khoa không nhận ra rằng đó là một trong những cản trở chính cho việc – quên quá khứ, xóa bỏ hận thù để tiến đến hòa giải hòa hợp.

   Theo ý bóng bài viết của ông Khoa, mọi đấu tranh vì dân chủ, tự do, nhân quyền, thịnh vượng… cho đất nước của người Việt tị nạn cộng sản đều bị đặt vào phạm trù cản trở đà tiến của dân tộc – vì những thành phần này là cực đoan đã không chịu tự hóa giải hận thù, tức là đầu hàng!

   Nếu tiến trình này thành công, cộng đồng tị nạn sẽ đương nhiên trở thành “tổ chức quần chúng nhân dân” của đảng cộng sản, là một tổ chức ngoại vi nằm trong “Mặt trận tổ cuốc” ở hải ngoại!

   Liệu đảng Việt gian cộng sản sẽ thành công trong trận chiến tuyên truyền này với sự tiếp tay của một số trí thức, thành phần thứ ba “mới” cấu kết với “đấu tranh dân chủ và phản tỉnh cuội”, năng nổ đánh phá cuộc đấu tranh của người tị nạn?
*****

   Trước khi nhìn sâu vào nội dung bài viết của ông Khoa, xin nêu lên một vấn đề mà tác giả đã tự đóng vai luật sư bào chữa cho tội ác của Hồ chí Minh với lối diễn trò của nhà ảo thuật, vờ khách quan lấy cái ca ngợi họ Hồ của riêng đảng cộng sản (?) để đưa vào cộng đồng tị nạn qua nhóm chữ:

   “Không thể nói rằng ngoài Đảng Cộng sản ra, Việt Nam không có những nhà cách mạng đã trọn đời đấu tranh và đã chết cho độc lập và tự do của dân tộc. Cũng không có đảng viên cộng sản nào có thể phủ nhận sự kiện Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) trước khi trở thành người cộng sản, đã là một thanh niên yêu nước noi gương tiền bối Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.” (Tr. 5) – (Những chữ có gạch phía dưới là do người viết bài tự gạch để thêm tính nhấn mạnh về ý của tác giả Lê xuân Khoa.)

   Vế trên câu này là cách mở đường của ông Lê xuân Khoa chuẩn bị cho Hồ chí Minh vào vai vế cân bằng với hai Cụ Phan ở đoạn dưới, cũng là “nhà cách mạng”, cũng hy sinh như hai Cụ. Cái cốt lõi của ý định là ở chỗ noi gương tiền bối”, có nghĩa đó là sự kính trọng các bậc tiền bối yêu nước thì làm gì có việc Hồ “bán tiền bối này, dèm pha, nói xấu tiền bối kia”; bởi hai Cụ Phan đã là thần tượng của Hồ chí Minh từ khi còn thanh niên. Quả là khả năng tung hứng chữ nghĩa để chạy tội và bôi sơn tô hồng cho Hồ chí Minh của ông Lê xuân Khoa đáng xếp vào hạng cừ. Tài… thật!

   Xin đan cử ra đây vài sự kiện:

   Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ gần 15 năm, ánh sáng công lý đã soi roi khá nhiều vào những quốc gia cộng sản đó. Đã khám phá ra rất nhiều tội ác của nó. Riêng những bí mật giữa Hồ chí Minh và hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, dù đưốc công lý chưa hoàn toàn soi sáng, người ta cũng phát hiện ra được một số sự thực về vấn đề này.

   Nhìn quãng đời thanh niên của Hồ chí Minh, nó không cho thấy hoạt động cụ thể nào có thể tạm coi là yêu nước… thì làm gì có cái gọi là noi gương các tiền bối Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Câu viết của ông Lê xuân Khoa là hình thức gián tiếp quảng cáo cho họ Hồ núp dưới nhóm chữ:

   “Cũng không có đảng viên cộng sản nào có thể phủ nhận sự kiện Nguyễn tất Thành (Hồ chí Minh) trước khi trở thành người cộng sản, đã là một thanh niên yêu nước noi gương…” 

   Dù bức màn bí mật chỉ mới được vén lên phần nào, ai cũng biết Hồ chí Minh thời còn trẻ và sau khi bị trục xuất khỏi trường “Quốc tử Huế”, đã lang thang kiếm sống ở miền Nam Việt Nam, rồi thành tên bồi tàu… và đến nước Pháp năm 1911. Thất bại xin vào học trường thuộc địa để ra làm quan phục vụ mẫu quốc Pháp – Hồ theo cộng sản.

   Khi trở thành tên gián điệp ăn lương của “quốc tế 3 cộng sản”, hắn đã bán Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp lấy tiền ăn chơi ở Thượng Hải bên Tàu; sau này bộ máy tuyên truyền của Hồ dèm pha, nói xấu Cụ Phan Chu Trinh. (Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, quí vị có thể tìm đọc quyển “Những chuyện thâm cung dưới triều đại HCM” (tr. 24/25) của Việt Thường, do cơ sở xuất bản Hưng Việt phát hành ở Hoa-kỳ, tháng giêng năm 2000).

   Ông Lê xuân Khoa đưa ra ý kiến đó là có ý cho mọi người biết rằng “bác” đã bị bọn “phản động” tuyên truyền nói xấu. Chối bỏ sự thật lịch sử, ông Lê xuân Khoa đã thể hiện tư tưởng đồng tình tính chất Việt gian của đảng cộng sản; a dua đánh bóng mạ kền Hồ chí Minh theo ngụy quyền Hà-nội. Nếu quí vị lưu ý nhận xét tất cả những bài viết của những thành phần từ trí thức hàng hai đến phản tỉnh, đấu tranh cho dân chủ cuội, đều tập trung vào các mục tiêu:

   a) Sơn son thếp vàng để tẩy xóa mọi tội lỗi của Hồ chí Minh, cố nhồi nhét cái “hình tượng” này vào tư tưởng người tị nạn, để dù không thích nhưng vẫn phục, tức là thừa nhận tính hợp lý về “tư tưởng Hồ chí Minh”. Đó là phương cách vô hiệu hóa cuộc đấu tranh của người tị nạn; “hình Hồ và cờ đỏ sao vàng” sẽ lần lần thay thế Quốc kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ.
   b) Quên quá khứ, xóa bỏ hận thù để hòa giải hòa hợp là chiêu bài dễ mị dân, là vũ khí tình cảm cần thiết cho các nằm vùng, trí thức chân trong, cẳng ngoài làm môi trường hoạt động trên trận tuyến tư tưởng văn hóa ở hải ngoại để đi đến:
   c) Bước đầu dẫn dụ người tị nạn hợp tác, đóng góp tài chính qua khẩu hiệu “làm dân giàu nước mạnh” (như đã đề ra trong nghị quyết 7 khóa 9, và mới đây là nghị quyết số 36-NQ/TƯ). Bước sau là thiết lập các cơ sở chi bộ, đảng bộ của đảng trong cộng đồng tị nạn.

   Vòi bạch tuộc của đảng Việt gian cộng sản là “Mặt trận tổ cuốc” chưa thể vươn ra hải ngoại dễ dàng, bài viết của ông Lê xuân Khoa là thêm một bước khai phá mở ra giòng nước cho nó bò ra. 

    Dùng bối cảnh bang giao giữa Hoa-kỳ và ngụy quyền Hà-nội; ông Lê xuân Khoa lấy “quá khứ, hận thù” giữa hai quốc gia đã được gác lại, làm đề tài đổ lỗi tập thể tị nạn với ngụ ý người tị nạn “vì hận thù” nên sự đóng góp trí tuệ, đặc biệt là giới trí thức, chuyên gia trẻ, “vẫn chưa có gì đáng kể” với diễn tả:

   “Từ nhiều năm qua, các nhà cầm quyền trong nước đã tỏ ý mong muốn hòa giải và kêu gọi nhân tài Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào “sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,” nhưng sự đáp ứng của trí thức hải ngoại kể cả những chuyên gia trẻ tuổi, vẫn chưa có gì đáng kể…”  (Tr. 1).

   Qua cái nhìn thực tế của người tị nạn, “tỏ ý mong muốn hòa giải” của nhà ngụy quyền Hà-nội chỉ là “khẩu hiệu tuyên truyền mị dân” nên không nuốt được. Đối với ông Lê xuân Khoa thì ngược lại là người Việt tị nạn có bổn phận thi hành những kêu gọi (theo khẩu hiệu) đó. Ông đã nhắm mắt không dám nhìn thẳng vào thực trạng vấn đề để thấy cớ sự, nên đã than van “vẫn chưa có gì đáng kể”. Nói cách khác, người tị nạn và giới trí thức, chuyên gia trẻ ở hải ngoại đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương nên thấm nhuần “chiến tranh tuyên vận” của đảng Việt gian cộng sản, họ không còn cách gì hơn là đành phải đau lòng thụ động.

   Như ông đã ca tụng bang giao giữa Mỹ và ngụy quyền Hà-nội, chắc chắn ông thừa biết mấu chốt vấn đề là “có qua, có lại mới toại lòng nhau” thì hận, thù mới được để qua một bên.

   Để bài viết của ông có khả năng giúp vượt qua bước đầu khó khăn, ông nên kêu gọi Hà-nội chấp nhận tiến trình nằm trong định hướng “bánh ích đi, bánh qui lại” đối với người tị nạn ở hải ngoại như đã đối với Hoa-kỳ. Trước tiên, họ phải thực hiện những điều dễ dàng nhất như: trả tự do cho tất cả những người tù tôn giáo, chính trị; văn hóa thông tin không thể một chiều mà nó phải tự do hai chiều… thì họ mới mong được sự quan tâm của người tị nạn.

   Hoặc, để vai trò của ông được người ta chú ý, ông phải thấu triệt những điều nêu trên để mạnh mẽ kêu gọi, thúc đẩy nhà cầm quyền cộng sản Hà-nội phải thành khẩn thực thi những gì họ mong muốn và đã kêu gọi là sự thật chứ không phải là khẩu hiệu như từ trước tới nay. Còn cách phiền trách hời hợt của ông về ngụy quyền Hà-nội “thực hiện lời kêu gọi do chính họ đề ra” trong bài viết, khiến người tị nạn phải có ý nghĩ: đó là cách đấm lưng cho người trả tiền khỏe thêm của anh chuyên hành nghề đấm bóp mà thôi!

   Hoặc, để giải tỏa cái vấn nạn “vẫn chưa có gì đáng kể” khách quan hơn, ông Lê xuân Khoa đã về Việt Nam nhiều lần, lần này ông nên về hẳn Việt Nam phục vụ cho chế độ cộng sản Hà-nội vài năm, ông sẽ có được kinh nghiệm thực tế với câu trả lời thỏa đáng, để khỏi mất thì giờ viết bài hai mặt có lợi cho ngụy quyền Hà-nội. Chứ còn tiếp tục sống ở hải ngoại thì… thưa ông Khoa, chỉ là chuyện ruồi bu.

   Ông Lê xuân Khoa vuốt ve, xoa dịu lực lượng chính của người tị nạn là “đa số thầm lặng” để vô hiệu hóa tinh thần đấu tranh của họ, như sau:

   “Ngay cả “đa số thầm lặng” ở hải ngoại vốn sẵn sàng bỏ quá khứ lại đàng sau, cũng không nén nổi sự khó chịu và có thể phản ứng mạnh mỗi khi vết thương cũ lại được mở ra, vô tình hay cố ý, bởi một số viên chức trong chính quyền hay những người ủng hộ chế độ trong nước, chẳng hạn vụ Trần Trường ở California hồi tháng giêng năm 1999.” (Tr. 1)

   Để làm sáng tỏ hơn về vụ việc này, xin ông Khoa cho biết: Ông đã căn cứ vào ai, vào cơ quan thăm dò nào mà dám khẳng định là “… đa số thầm lặng ở hải ngoại vốn sẵn sàng bỏ quá khứ lại đằng sau?”

    Là người Việt Nam còn lương tâm, lý trí… chắc chắn không ai quên được những thảm cảnh của dân tộc từ khi:

   “Hồ chí Minh và đảng cộng sản ra đời và tiếm được quyền thống trị toàn đất nước Việt Nam, chúng đã gây ra và giết không biết bao nhiêu triệu người Việt Nam – cướp đoạt toàn bộ tài sản của nhân dân Việt Nam – Giờ đây, vì nằm ngoài vòng thống trị của chúng, nên những hoạt cảnh được trình diễn bởi những tay sai, trí thức hàng hai, cò mồi… không ngoài mục đích tìm cách vô hiệu hóa cuộc đấu tranh để thống trị và móc túi nạn nhân, tức tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại.”

   Vụ Trần Trường chỉ là trận đánh thăm dò của ngụy quyền Hà-nội. Nếu thành công thì khỏi phải ra quân mà cứ đà đó tiếp tục. Nhưng chẳng may, tình thế không như dự định vì chủ quan nên tính sai nước cờ; nó lại đảo ngược hoàn toàn bất lợi cho Hà-nội. Nhưng ông Khoa nhìn vấn đề bằng con mắt lộn ngược nên đổ lỗi cho đó không là chính sách của đảng Việt gian cộng sản.

   Ông đã quên khi vụ Trần Trường bùng nổ, tổng lãnh sự của chúng ở San Francisco, sứ quán ở Washington và cả bộ máy truyền thông ở trong nước đã đồng loạt lên tiếng “ủng hộ” Trần Trường; hăm dọa người biểu tình, đòi cảnh sát Mỹ phải dẹp cuộc biểu tình v.v… Những diễn giải của ông về vụ này không có sức thuyết phục; chỉ cho thấy ý định của ông tìm cách khỏa lấp để “bạch hóa” cho ngụy quyền Hà-nội là không có chính sách hoặc ý định tạo ra khủng hoảng đó! Nguyên nhân là tại một số viên chức trong “chính phủ” hoặc những người ủng hộ chế độ cộng sản nào đó (theo ý bài viết của ông) gây ra!

   Làm sao ông biết vụ Trần Trường là chỉ do “vô tình hay cố ý mở lại vết thương cũ của người tị nạn, của một số viên chức trong chính phủ hay những người ủng hộ chế độ trong nước…”? Phải cho rằng có chóp bu cộng sản nào đó chỉ đạo cho ông viết; hoặc tạm cho rằng ông đã biết tên chóp bu cộng sản nào đó đã nói như vậy, và ông đã thành thật viết ra, xin ông nêu danh tánh, chức tước của những tên cộng sản đó.

   Cái quan trọng nhất xin nêu ra đây để ông Khoa nhớ: mục đích của cuộc biểu tình là nói lên cho thế giới biết rằng:Người tị nạn không chấp nhận Hồ chí Minh, đảng cộng sản và cờ máu của hắn. Nghiêm trọng hơn nữa là: cuộc biểu tình đã không do bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào đứng ra tổ chức, mà do lòng tự nguyện, tự giác và tự phát với tiền túi của từng người tị nạn, với sự ủng hộ của hầu hết người Việt tị nạn cộng sản trên toàn thế giới. Như vậy, người Việt tị nạn cộng sản đã nêu rõ lập trường của mình! 

   Ngoài những lời viết có vẻ thực thà và thiết tha, ông Lê xuân Khoa lại còn lấy lợi nhuận làm mồi khuyến dụ người tị nạn:

   Hoa Kỳ, trừ trường hợp Cuba và Việt Nam, tất cả những cộng đồng người Mỹ gốc ngoại quốc đều có quan hệ hợp tác chặt chẽ với xứ sở gốc của họ cho nên cả hai bên đều dễ dàng trở nên giàu mạnh. Trường hợp người Mỹ gốc Nhật là một thí dụ điển hình. Nhiều doanh nhân Mỹ gốc Nhật đã liên doanh với những công ty lớn ở trong nước để khai thác thị trường Mỹ, kể cả việc mua bán địa ốc hoặc mua lại những cơ sở kinh doanh hay kỹ nghệ sản xuất ở các thành phố lớn. Ngược lại chính phủ Nhật cũng được cộng đồng người Mỹ gốc Nhật đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc vận động chính quyền và Quốc hội Mỹ nhằm cải thiện không ngừng các quan hệ hợp tác giữa hai nước…” (Tr. 3)

   Ông Lê xuân Khoa đã đi đúng bài bản dùng lợi nhuận câu người tị nạn như ngụy quyền Hà-nội ban hành một số quyền lợi cho những “Việt kiều” hợp tác với chúng. Xin ông hãy nhìn những công ty ngoại quốc đã bỏ chạy; một số “Việt kiều” đã mất cả sản nghiệp mà còn bị tù (ông có thể tìm hỏi hai nhà đầu tư tị nạn: một sống ở Bỉ; một sống ở Hòa-lan). Không biết điều này có đáng làm ông suy nghĩ!(?)

   Ông Lê xuân Khoa đã so sánh các sắc dân khác đối với các chính phủ của họ – với – người Việt tị nạn cộng sản đối với ngụy quyền Hà-nội. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau.

   Người Việt tị nạn cộng sản rất muốn đóng góp để xây dựng Việt Nam hùng mạnh, trường tồn… như các sắc dân của những quốc gia khác. Nhưng ông Khoa có biết tại sao người tị nạn đã phải thụ động và phải đấu tranh? Dù vậy, người tị nạn cũng đã gửi về nước số ngoại tệ đã lên tới trên 4 tỷ đô năm 2003 như ông nói đến trong bài. (Tr. 1).

   Câu trả lời thật giản dị như sau:

   Tại vì dân chủ chính trị ở những quốc gia của những sắc dân đó khoảng khoát trong lành, nên mọi người thấy sự đóng góp của mình được xử dụng vào những việc hữu ích, là làm đất nước họ tốt đẹp, giàu mạnh hơn mà không cần phải nghi ngờ, lo sợ; sự đóng góp đó là vinh dự của sự thể hiện bổn phận người công dân!

   Nếu nhà cầm quyền Hà-nội được thay thế bằng một chính phủ dân chủ vì dân, vì nước thật sự như những quốc gia ông lấy làm thí dụ trong bài viết – chắc chắn người tị nạn cũng sẽ có hành động tương tự.

   Xin rút ngắn, người tị nạn phải đấu tranh là tại vì trên đất nước Việt Nam hiện đang lúc nhúc bầy rắn độc cực kỳ hung ác, nguy hiểm. Thế nên, người tị nạn cộng sản thấy có nhiệm vụ xua đuổi bầy rắn độc đó ra khỏi Việt Nam là bổn phận đầu tiên phải thực hành trước khi đóng góp trí tuệ, vật lực và tài lực.

   Hành động của ông là thực hiện khẩu hiệu “đóng góp làm đảng giàu, đảng mạnh để tiếp tục thống trị Việt Nam!”

   Nguyên nhân là vì tư tưởng của ông cũng nằm trong cái khung “một chiều” của bọn Việt gian Hà-nội, nên ý nghĩ, hành động của ông tự nhiên đồng hành với những gì mà chúng ban hành. Ông bơi lội trong giấc mộng du nên hồn bay vất vưởng trong giấc mộng đó; mặc nhiên trở thành tay tuyên truyền cho chế độ Việt gian trong cộng đồng tị nạn với danh nghĩa người Việt tị nạn cộng sản. Ông tiếp tay chúng bày ra sòng bạc với những tay tráo bài ba lá chuyên nghiệp của đảng cộng sản để lừa nạn nhân, người tị nạn cộng sản!

   Nói tóm lại, mafia cộng sản là tượng trưng cho nghèo đói, tù đày, làm tay sai cho ngoại bang, giết dân, bán dân và bán nước!

   Với số ngoại tệ mà người tị nạn gửi về nước hàng bao năm qua, như đã tiết lộ trong bài, ông Khoa không cho biết là ngụy quyền cộng sản Ba-đình đã chi dùng vào việc gì có ích cho nước, lợi cho dân.

   Là người tị nạn cộng sản, không ai quên những biến động của cuộc chiến trước 1975. Ngoài những đô, tỉnh, thị ở miền Nam thì bọn MTGPMN dẫn đường và hợp sức với ngụy quân xâm lược miền Bắc đánh phá, ám sát dân lành, cướp bóc bằng súng đạn; bên trong thì bọn “thành phần thứ 3” biểu tình gây hỗn loạn; ngoài nước thì chúng hợp với tả phái quốc tế thường xuyên biểu tình chống phá, bôi nhọ nhiệm vụ bảo vệ miền Nam của chính quyền và quân dân miền Nam… dẫn đến ngày 30-4-1975.

   Ngày nay, qua những kinh nghiệm đó, ngụy quyền Hà-nội đang dùng mọi biện pháp để ngăn chận những diễn biến tương tự sẽ đưa chúng vào con đường mà miền Nam Việt Nam đã kinh qua. Chiêu bài ru ngủ để ngăn chận những cuộc biểu tình của người tị nạn cũng thường xuyên xuất hiện trong những bài viết tình cảm, hai mặt của những thành phần đứng giữa, phản tỉnh cuội v.v… khẩn cầu người tị nạn “thôi hãy ngưng cuộc đấu tranh, biểu tình chống đối mà làm gì vì dân… đang đói”. Cách viết của ông Lê xuân Khoa khiến người đọc phải nghĩ là cũng nằm trong khuôn khổ này. Ông viết tiếp theo đoạn trên như sau:

   “Các hoạt động văn hóa như triển lãm tranh ảnh hay trình diễn âm nhạc đều được người Mỹ gốc Nhật tham gia tổ chức và giới thiệu với các cộng đồng bạn một cách hãnh diện. Những cộng đồng người Mỹ gốc Đại Hàn, Phi-líp-pin, Ấn Độ, Thái Lan, v.v… đều có những quan hệ tốt đẹp tương tự với quê hương cũ của họ. Thật là một cảnh tượng đáng buồn khi thấy các phái đoàn chính phủ Việt Nam đi công tác và các nghệ sĩ đi trình diễn ở Hoa Kỳ, thay vì được cộng đồng người Mỹ gốc Việt vui vẻ đón chào đã gặp phải những cuộc biểu tình chống đối kịch liệt. Có những buổi hội thảo về kinh tế mà các nhân vật tham dự phải được nhân viên an ninh Mỹ hộ tống khi đến cũng như khi về, và phải dùng cửa phụ thay vì cửa chính. Một số buổi trình diễn ca nhạc của những nghệ sĩ trong nước, dù hoàn toàn phi chính trị, vẫn bị chống đối vì “lý do tuyên truyền cho cộng sản” nên đã phải bãi bỏ vào giờ chót. Tình trạng này cần được chấm dứt sớm chừng nào hay chừng nay.” (Cuối tr.3 và đầu tr. 4).

   Về phần này, ông Lê xuân Khoa đồng hóa cái chế độ Việt gian Hà-nội với các chế độ dân chủ của các quốc gia khác, có nghĩa khuyên người tị nạn cứ chấp nhận cái chế độ hiện nay không cần biết đến họ là ai… rồi sẽ chuyển hóa họ sau. Tin tưởng vai trò đứng giữa với lý luận ru ngủ ăn khách, ông tỏ thái độ buồn buồn vì cộng đồng tị nạn đã không chào mừng các chóp bu đảng Việt gian như sau:

   “Thật là một cảnh tượng đáng buồn khi thấy các phái đoàn chính phủ Việt Nam đi công tác… ở Hoa Kỳ… thay vì cộng đồng người Mỹ gốc Việt vui vẻ đón chào đã gặp phải những cuộc biểu tình chống đối kịch liệt.” (Tr. 4).

   Dù cảm thấy buồn (hộ cho ông Khoa) khi đọc; nhưng phải nói là rất vui vì ông Khoa đã chứng minh hộ tinh thần hy sinh đấu tranh vì đất nước và dân tộc Việt Nam về mọi mặt của tập thể tị nạn. Từ chống tập đoàn chóp bu đảng cộng sản đến những cuộc triển lãm hình Hồ và văn nghệ; mỗi cách chống là biểu hiện một nét đặc thù; tuy khác nhau nhưng tựu trung nằm trong một mục đích duy nhất là đẩy bầy rắn độc cộng sản ra khỏi Việt Nam.

   “Chống chính phủ Việt Nam”, người tị nạn cộng sản vẫn còn quá lịch sự nên để “cửa hậu” cho “chính phủ” của ông tự do vào, ra thoải mái!

   Chống triển lãm hình Hồ là chống “dioxin Hồ chí Minh” mà đảng Việt gian cộng sản đang cố rải nó vào cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại.

   Cá nhân của những người ca hát chẳng là cái gì đối với tập thể người tị nạn, chính trị hay không chính trị không là đề tài quan tâm; người tị nạn chỉ chống chính sách “giao lưu văn hóa một chiều” để xâm nhập cộng đồng bằng con đường văn nghệ của đảng cộng sản; để bảo vệ không khí trong lành không bị nhiễm độc vi trùng cộng sản.

   Hãy nhớ đến cái “ban văn hóa tư tưởng” và những nghị quyết, nhất là nghị quyết số 36-NQ/TƯ mới đây, luôn luôn đề cập và đặt ưu tiên hàng đầu về xâm nhập để lũng đoạn, chi phối cộng đồng tị nạn. Văn nghệ là con đường dễ dàng thực hiện nhất.

   Hãy tự đặt câu hỏi rằng “hơn hai thập niên” qua, đảng và nhà nước cộng sản có bao giờ tỏ sự “ưu ái” đến người tị nạn (phản động) đến như thế? Tại sao bây giờ lại mơn trớn, săn đón? Là tại vì đô-la v.v...

   Những cuộc biểu tình và chống mọi mặt tích cực của người tị nạn cho thấy dấu hiệu lo sợ của đảng cộng sản và ngụy quyền của nó.
   Tóm lại, điểm yếu của tập đoàn Việt gian cộng sản H
à-nội đã được ông Lê xuân Khoa diễn đạt trong bài viết rất rào đón và tỉ mỉ. Nhờ vậy, chúng ta mới thấy điểm mạnh của mình. Điểm mạnh này cần phải được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa trong những ngày tháng sắp tới.

   Để bảo vệ chế độ cộng sản Hà-nội, ông Lê xuân Khoa lý luận:  

   “Trước sự chuyển hướng trong bang giao quốc tế và sự gia tăng các quan hệ Mỹ-Việt, trước những quan tâm chung cho tương lai Việt Nam trong khu vực á-châu – Thái-bình-dương, đã đến lúc phải có những thay đổi căn bản trong “tư duy” và hành động của cả hai phía – cộng đồng người Việt ở nước ngoài và giới lãnh đạo chính trị ở trong nước – để có thể tiến đến việc bình thường hóa các quan hệ qua những hình thức trao đổi và hợp tác thích hợp. Vấn đề này được đặt ra trên một tiền đề vững chắc là công cuộc đổi mới ở Việt Nam là một tiến trình không thể đảo ngược, và điều kiện tất yếu là những cuộc cải cách phải được thực hiện từng bước vững chắc và không thể gây nên xáo trộn.” (Tr. 4)

   Theo ý kiến trên của ông Lê xuân Khoa, cả hai phía (cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại – đảng cộng sản đang thống trị Việt Nam) phải thay đổi căn bản trong “tư duy hành động” để giải quyết mọi xung đột (?) gay gắt hiện nay – nói tóm lược là vì sự tiến bộ của đất nước, cơm no, áo ấm cho người dân Việt Nam, phải có sự nhượng bộ của cả đôi bên. Ông Khoa viết có vẻ khách quan, công bằng vì kêu gọi cả “hai phía”; cẩn thận đọc thì mới khám phá chữ nghĩa che đậy cho cái “ngả về phe bác” mà thôi.

   Tuy nhiên, ta vẫn cứ mổ xẻ cái ý kiến của ông Khoa trong tinh thần của người Việt Nam chân chính để xem “hai phía” cần phải thay đổi tư duy, hành động như thế nào. Cái “ngả về phe bác” của ông Khoa nằm ở đâu?

   Về phía cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại:

   Như trong bài viết, ông Lê xuân Khoa đã hai lần nhấn mạnh về cuộc đấu tranh của tập thể tị nạn:

   1- Chủ trương giải phóng quê hương bằng bạo lực nay gần như không còn được theo đuổi. (Tr. 1).
   2- Thực tế cho thấy mọi cố gắng lật đổ chính quyền bằng bạo lực đều thất bại vì không là con đường lựa chọn của nhân dân trong nước, dù bất mãn với chế độ, quá chán ghét chiến tranh và không thể tin tưởng ở sức mạnh quân sự của người Việt Nam tị nạn. (Tr. 6).

   Ý kiến này là cách đánh phủ đầu làm nản lòng người đấu tranh… trước, để sau đó dùng chiêu “vuốt ve” lồng vào những kêu gọi của ngụy quyền Hà-nội là có lý, đáng lắng nghe.

   Ngoài ra, ông Khoa với ngụ ý ra vẻ đồng tình rằng tập thể người Việt tị nạn cộng sản đã thức thời nên nhanh chóng thay đổi, biết con đường nào là đúng, là đáp ứng nguyện vọng nhân dân Việt Nam, đã chuyển đổi căn bản trong tư duy hành động kịp thời để thích ứng với tình thế mới đó, nhất là đối với chính trường quốc tế, với những giòng viết tiếp nối điểm 1, như sau:

   “… nhưng công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền đã trở thành một phong trào chính trị được hậu thuẫn cả từ trong lẫn ngoài nước, và được các tổ chức nhân quyền quốc tế nhiệt tình hỗ trợ.” (Tr. 1).

   Thưa ông Khoa, ý kiến của ông chỉ là vuốt đuôi, người tị nạn đã thấy và chọn con đường đấu tranh chính trị ôn hòa như những quốc gia Đại-hàn, Thái-lan, Phi-luật-tân, mà ông nêu tên trong bài làm thí dụ, từ lâu lắm rồi.  

   Nhưng thực tế thì những biểu lộ đồng tình đó chỉ là hỏa mù làm mờ mắt người đọc để họ tin tưởng những gì ông viết trong bài, là lối xoa dịu chính trị trong tuyên truyền. Thí dụ: Thỉnh thoảng đảng Việt gian cộng sản đem vài con tép riu tham nhũng ra tế thần để xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân Việt Nam.

   Tóm lại, ông muốn tập thể tị nạn phải thay đổi thêm lần nữa mới phù hợp với mục tiêu trong bài viết: Là ngừng mọi cuộc đấu tranh, dù đấu tranh ôn hòa được nhân dân và quốc tế ủng hộ, để chấp nhận hòa hợp với chế độ; để trở thành công dân nước CHXHCN/VN “vui vẻ đón chào các chóp bu đảng mỗi khi công tác hay du hí ở hải ngoại” và v.v…

   Về phía nhà cầm quyền cộng sản Hà-nội:

   Là tổ chức làm bánh vẽ chuyên nghiệp để lừa nhân dân Việt Nam, đảng cộng sản chưa một lần trưng ra “cái bánh thật” trong suốt quá trình hơn 70 năm lịch sử của tổ chức này. Xin trình ra đây hai cái bánh vẽ mà cái của “bác Hồ” là lớn nhất làm bằng chứng:

   - Hồ chí Minh tuyên xưng “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” ngày 02/09/1945. Đâu có ai thấy cái “bánh dân chủ” nào của họ Hồ và đảng cộng sản từ đó cho đến nay. Vì họ Hồ đã cất cái “dân chủ” vào rương và khóa lại rồi! Chỉ có nhân dân Việt Nam mới mở và sẽ mở được cái rương đó.

   - Sau 30/4/1975, đảng cộng sản kêu gọi quân, công, cán, chính, đảng phái chính trị của miền Nam chuẩn bị: tiền bạc, lương thực và vật dụng để đi học tập mười (10) ngày “xóa bỏ hận thù”; sau mười ngày học tập là tù năm năm, mười năm và hơn nữa, mà không ai biết mình tù về tội gì v.v…

   Như đã trình bầy, cái nào dễ, cái nào khó đã được phơi bày thì sự chọn lựa không còn là khó khăn. Về phía người tị nạn: đã hoàn toàn thay đổi! Bây giờ đến lượt ngụy quyền Hà-nội! Nếu ông Khoa thực tâm vì nước vì dân, ông nên kêu gọi “chính phủ” của ông phải thay đổi. Người tị nạn sẽ quan sát và có thái độ thích ứng khi tình thế cho phép.

   Cái ý trong đoạn trên của ông Khoa là nằm vào nhóm chữ cuối của đoạn văn: “… và điều kiện tất yếu là những cuộc cải cách phải được thực hiện từng bước vững chắc và không thể gây xáo trộn.”(Tr. 4). Vậy thì nó mang hàm ý rằng người tị nạn phải “hòa nhập” vào hệ thống của đảng cộng sản để thực hiện khẩu hiệu “dân giàu nước mạnh”, vì quyền lực của đảng là tối thượng.

   Thêm ẩn ý khác trong câu viết đó là ông Khoa không chấp nhận một Đông-âu ở Việt Nam, nằm trong nhóm chữ không thể gây xáo trộn, dù chỉ một thời gian ngắn để thay đổi, tổ chức hoàn chỉnh lại bộ máy chính quyền của một nước Việt Nam dân chủ, chẳng hạn như Thái-lan mà ông Khoa đề cập trong bài. Như thế có phải là ông Khoa đang bảo vệ sự thống trị Việt Nam của đảng cộng sản?

   Đi sâu hơn nữa vào bài viết của ông Khoa, quan điểm chính trị của ông Khoa hiện ra rõ hơn. Cái quan điểm đó cũng không nằm ngoài mục tiêu của ngụy quyền Hà-nội, nó thường phổ biến trên các hệ thống thông tin tuyên truyền của chúng; được tiếp vận trực tiếp ra hải ngoại bằng những ngòi bút của nằm vùng, tay sai, phản tỉnh cuội… là biến cuộc chiến xâm lược miền Nam Việt Nam của Hồ và đảng cộng sản thành “chiến tranh huynh đệ”. Nay, ông Khoa biểu lộ sự đồng tâm nhất trí với “chính phủ” của ông với cách viết vòng vo như sau:

   “Thực tế phức tạp trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như thái độ nghi ngại của nhà cầm quyền ở trong nước như hiện nay cho thấy mục tiêu hòa giải và quan hệ bình thường giữa hai bên không thể thực hiện được dễ dàng và mau chóng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi cả hai bên đã sẵn sàng khép lại trang sử đau thương, vượt qua những trở ngại tâm lý và chính trị của ít nhất là hai thế hệ từ Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến nay. Quyết định hòa giải vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc Việt Nam là một quyết định lịch sử đòi hỏi rất nhiều thiện chí và can đảm của cả hai bên…” (Tr. 4).
   Đề nghị ông Khoa tỉnh tâm đọc lại bản hiến pháp với lời mở đầu của nó:

   - “Duới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh…”, sau đó qua điều 4, đảng cộng sản quyết: “Theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh”.

   - Văn thư dâng hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa cho Tàu cộng do Phạm văn Đồng ký vào ngày 14/9/1958.

   - Đồng thời, yêu cầu ông nghĩ đến: trận đánh bảo vệ quần đảo Hoàng-sa của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974.

   - Vào đầu thế kỷ này, lại lòi ra một chuyện nữa là Aỉ Nam Quan, suối Phi Khanh, thác Bản Giốc, một phần biển… lại được “chính quyền” của ông trao vào tay Tàu cộng và v.v…

  Dù đây chỉ là vài sự kiện trong hàng trăm sự kiện tương tợ… Ước mong nó cũng đủ tầm vóc khiến ông chú ý và có đôi chút suy tư để nhận ra bên nào thực sự bảo vệ tổ quốc và quyền lợi của dân tộc Việt Nam!

   Cho đến hôm nay, chưa có ai chứng minh được rằng tập thể người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại đấu tranh vì nước Mỹ hay vì Tàu cộng. Vậy thì, một bên vì tổ quốc của mình; bên kia vì tổ quốc của các ông Mác – ông Lê – ông Mao… Thưa ông Khoa, dù can đảm cách mấy người tị nạn cũng đành ôm lấy đau thương nên không dám quyết định hòa giải hòa hợp với đảng cộng sản để được ông tâng bốc là “một quyết định lịch sử”. Xin chân thành cảm ơn và xin nhường nó lại cho ông và đảng Việt gian cộng sản.

   Thực ra, chủ đích của ông Khoa là nằm trong đoạn tiếp nối với phần trích ở trên:

   “Quyết định này sẽ đạt được nếu cả hai bên nhìn nhận rằng bản chất của hai cuộc chiến trong ba mươi năm là chiến tranh huynh đệ tương tàn vì lý tưởng khác nhau đồng thời cũng là chiến tranh ủy nhiệm do sự tranh giành ảnh hưởng quốc tế giữa hai khối tư bản và cộng sản.” (Tr. 4).

   Theo cách biện minh của ông Khoa thì hai cuộc chiến vừa qua là “chiến tranh huynh đệ tương tàn”; để từ đó ông kêu gọi hai bên nên nhìn nhận bản chất của cuộc chiến, thì quyết định cho cuộc hòa giải hòa hợp sẽ được tiến hành trong nhãn hiệu “vì tổ quốc và dân tộc Việt Nam”. Ông Khoa cho đó là con đường tốt đẹp nhất mà người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại, còn chờ đợi gì nữa?

   Cũng tạm thời coi như ông Khoa có ý tốt và vì… Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam nên mới vận dụng hết khả năng để thuyết phục người tị nạn hòa giải hòa hợp với đảng Việt gian cộng sản. Trước khi đi vào trận đồ của ông Khoa bày ra, người Việt tị nạn chúng ta cần phải làm một cuộc duyệt xét để xem ý kiến của ông Khoa đi về đâu và nằm trong lý tưởng và bản chất nào?

   Từ khi Hồ chí Minh nhập cảng chủ nghĩa cộng sản và hình thành tổ chức Việt gian (bản chất) với tên “đảng cộng sản Việt Nam” cho đến ngày nay, dân tộc Việt Nam đã phải chứng kiến và kinh qua bằng máu của mình vì những “lý tưởng” của bản chất đó. Xin nêu lên vài cốt lõi của cái “lý tưởng và bản chất” đó, theo thứ tự dưới đây:

   - Tên của tổ chức (Việt gian) là: Đảng cộng sản (với lời xác định của Hồ chí Minh: “đảng” là một chi bộ của tổ chức cộng sản quốc tế);

   - Cương lĩnh của đảng (Việt gian) là: Căn cứ và lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm lý tưởng (và cũng là bản chất);

   - Lá cờ của đảng là: Búa liềm màu vàng trên nền đỏ (quốc kỳ của đế quốc thực dân đỏ Xô Viết) tượng trưng cho đảng; cờ đỏ sao vàng cho nước Việt Nam (cả lý tưởng lẫn bản chất);

   - Ngay từ lời mở đầu bản hiến pháp của nước CHXHCN/VN: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin – Điều 4 của bản hiến pháp thì: Theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

   Tất cả không thấy có cái gì để người Việt Nam chính thống nhận ra là của Việt Nam, để có đủ can đảm nhận nó là “bản chất và lý tưởng” của dân tộc mình.

   Vậy thì cái “bản chất và lý tưởng” của tổ chức Việt gian cộng sản như thế nào, mọi người có thể nhìn ra; hy vọng là ông Lê xuân Khoa cũng có thể nhận ra vì là một nhà trí thức!!!

   Người Việt Nam chính thống không theo hoặc tôn thờ bất cứ chủ nghĩa ngoại lai nào. Chỉ có lý tưởng và bản chất duy nhất là tiếp nối tiền nhân trong nhiệm vụ giữ và phát triển đất nước, đem lại thái bình cho cuộc sống của người dân.

   Cuộc chiến 30 năm, đặc biệt là 54-75… đã bắt đầu từ trận tấn công của quân cộng sản ở Ấp-bắc cuối năm 1960; và mãi đến năm 1965, người Mỹ và đồng minh mới tham dự tiếp trợ miền Nam Việt Nam chống đỡ cuộc xâm lược bằng quân sự của Hồ chí Minh và đảng cộng sản.

   Theo lý luận của ông, miền Nam nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài để tự vệ là đại nhiệm của khối tư bản, có nghĩa là miền Nam Việt Nam cũng là thành phần tạo ra cuộc chiến 54/75 vì cùng bản chất như người cộng sản. Vì thế, ông mới gọi là “chiến tranh ủy nhiệm; huynh đệ tương tàn” và kêu gọi quên lý tưởng khác nhau để tiến tới “hòa giải để hòa hợp” dưới sự lãnh đạo của đảng Việt gian cộng sản, vì chúng là kẻ thắng?

   Nếu Hồ chí Minh và đảng cộng sản từ chối nhận lệnh xâm lược miền Nam Việt Nam bằng vũ trang để mở rộng thuộc địa cho đế quốc thực dân đỏ Nga-xô, nghĩa là chiến tranh đã không xảy ra, ông Lê xuân Khoa sẽ lý luận như thế nào? Ðất nước Việt Nam sẽ ra sao?

   Dù cùng đội trên đầu cái nón để che nắng, che mưa… Nhưng thưa ông, cái nón lá là cái nón lá; cái nón cối (và nón tai bèo) là cái nón cối! Chân lý của nó thật rõ ràng!!!

   Để giải quyết vấn đề này, một trong hai cái nón phải bị vất đi. Dân tộc Việt Nam xin giữ cái nón lá của mình.

    Cuộc đấu tranh vì dân chủ tự do, nhân quyền, thịnh vượng… cho Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam của người tị nạn là ánh sáng làm sáng tỏ hai cái nón để những người cộng sản thấy rõ bản chất và lý tưởng mà lựa chọn.

   Năm nay là năm thứ tư của thế kỷ 21, thế kỷ của tin học kỹ thuật nên mọi thông tin đều nhanh chóng. Cũng nhờ vậy, ông Lê xuân Khoa đã lấy nước Thái-lan làm chuẩn cho lý luận:

   “Sự tăng trưởng và phát triển sinh hoạt kinh tế để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội mới thường thúc đẩy khuynh hướng cởi mở chính trị. Chính sách cởi mở kinh tế cũng làm gia tăng các thành phần kinh tế và tạo nên những khối ảnh hưởng mới làm thay đổi môi trường xã hội và những quan hệ chính trị. Sự tái phối trí các quyền lực, căn cứ theo khả năng kinh tế và chuyên môn cũng mang mầm mống của một xã hội đa nguyên với kết quả tất yếu là hiện tượng hóa bộ máy cai trị quốc gia…” (Tr. 2).

   Điều này chỉ đúng và thực hiện được ở quốc gia như Thái-lan; không thể nào đúng và thực hiện được ở Việt Nam. Tại sao? Tại vì cái hệ thống chính trị của Thái-lan, dù là độc tài, nhưng là hệ thống dân chủ đa nguyên có tiếng nói đối lập, nên kinh tế mới chính là chất xúc tác tạo ra sự thay đổi trong chiều hướng bình thường của một quốc gia dân chủ! Và, độc tài đã phải lui bước trước lá phiếu của người dân. “Kinh tế” của Thái-lan là quả bóng trong trận đấu giữa độc tài và dân chủ mà người dân Thái-lan là trọng tài quyết định trận đấu. Chính ông đã diển tả phần nào đúng về điều này tiếp theo câu trên như sau:

   “Hiện tượng này đã được thấy ở Thái-lan, quyền lực chính trị của phe quân phiệt Thái đã dần dần bị giảm thiểu…” (Tr. 2).

   Nhưng phần tiếp nối câu này là “trước sự lớn mạnh của giai cấp doanh nhân” thì hoàn toàn đi vào chiều hướng ám chỉ đến giai cấp “doanh nhân mới” của đảng Việt gian cộng sản mà người dân gọi là “tư sản đỏ”. Nghĩa là “giai cấp tư bản đỏ”, theo ông Khoa, sẽ là mầm mống của sự “thay đổi” chính trị ở Việt Nam như Thái-lan trong tương lai. Nhưng có một điều ông quên là Việt Nam không có đối lập, mọi tiếng nói có liên hệ đến chính trị đều bị đi tù. Thí dụ: Bác sĩ Phạm hồng Sơn chỉ dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ tiếng Anh sang tiếng Việt là đã bị “chính phủ” của ông ghép tội “gián điệp”, cho đi nghỉ mát đến tận “7 niên và thêm 3 niên quản chế”.

   “Đã là trí thức” thì việc quan trọng bậc nhất là phải phân biệt cái đúng cái sai. Nếu cứ lẫn lộn thì chẳng khác gì học như “con vẹt”. Như tổ tiên ta đã nói, vẫn giữ mãi cái tiếng cổ truyền của “vẹt” là: “Vét! Vét! Vét!!! Cho dù học bao nhiêu đi nữa!!!

Lý Tuấn


Biển Ðông