Saturday 16 January 2010

Viet su - bài 4


Việt Nam sử lược

Biển Ðông
Ngày 16/01/2010


Biển Ðông nhận thấy việc quảng bá lịch sử đất nước Việt Nam chúng ta là một việc cần làm
trong bối cảnh hiện nay. Vì thế, Biển Ðông sẽ cố gắng phổ biến hai quyển “Việt Nam sử lược”
do Cụ Trần Trọng Kim biên soạn và được Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục VNCH
xuất bản từ năm 1971. Ðược nhà sách Ðại Nam ở Cali/USA tái xuất bản nhiều năm trước
đây. Biển Ðông sẽ phổ biến từng bài 2 hoặc 3 trang đánh máy, mỗi tháng 2 kỳ trên Blog
Biển Ðông, khởi đầu từ bài “Nước Việt Nam”. Biển Ðông xin Quí vị thứ lỗi vì không phổ biến
“Lời Tựa”; và không có chữ “nho” như trong sách – vì Biển Ðông không biết chữ… nho.
Trân Trọng

===&===

Bài: 4


Ÿ đấy có nhiều cây-cối và có nhiều chim công, cho nên tục gọi là đền Công hay Cuông).


Trọng Thỉ về kể lại với Triệu Ðà tinh đầu mọi sự, Triệu Ðà bèn khởi binh sang đánh Âu-lạc,
An-dương-vương cậy có
cái nỏ, không phòng bị gì cả, đến khi quân giặc đến gần chân thành
mới đem nỏ ra
bắn, thì không thấy hiệu nghiệm nữa. An-dương-vương mới đem Mị Châu lên
ngựa mà chạy về phía
nam. Chạy đến núi Mộ-dạ (thuộc huyện Ðông-thành tỉnh Nghệ-an) gần
bờ bể, vua
thấy giặc đuổi kíp quá, mới khẩn Kim-qui lên cứu. Kim-qui lên nói rằng:
“Giặc ngồi sau lưng
nhà vua đấy!” An-dương-vương tức giận quá, rút gươm ra chém Mị-châu
đi, rồi
nhảy xuống bể mà tự tận. ((Nay ở trên núi Mộ-dạ, gần xã Cao-ái, huyện Ðông-thành,
tỉnh
Nghệ-an, có đền thờ An-dương-vương.
Chương II

Xã-hội nước Tàu
Về đời Tam đại và đời nhà Tần

1. Phong-kiến

2. Quan-chế

3. Pháp-chế
4. Binh-chế
5. Ðiền-chế

6. Học-hiệu

7. Học-thuật

8. Phong-tục


Khi Triệu Ðà sang đánh An-dương-vương thì ở bên Tàu nhà Tần đã suy, nhà Hán sắp lên làm
vua, nước Tàu đang vào lúc đại loạn, phong-tục, chính-trị đều đổi khác cả. Vả lại Triệu Ðà là
người Tàu, làm quan nhà Tần, cho nên đến khi lấy được Âu-lạc, gồm cả các quận ở phương-
nam, lập làm một nước tự-chủ, bèn đem chính-trị, pháp-luật nước Tàu sang cai trị đất Nam-việt
(Xin đừng lầm nước Nam-việt ngày xưa với Nam-việt của nước Việt-nam hiện nay). Vậy trước

khi nói đến chuyện nhà Triệu, ta nên xét-xem xã-hội nước Tàu lúc bấy giờ là thế nào.


1- Phong kiến

Nguyên về đời thái-cổ, nước Tàu chia ra từng địa phương một. Mỗi một địa phương thì có một
người làm-thủ lĩnh, lập thành một nước, gọi là nước chư-hầu,phải triều cống nhà vua.


Số những nước chư-hầu ấy thì mỗi đời một khác. Xem như khi vua Ðại-vũ nhà Hạ, hội các
nước chư-hầu ở núi Ðồ-sơn, kể có hang vạn nước. Ðến khi vua Vũ-vương nhà Chu đi đánh
Trụ-vương nhà Ân, thì các nước chư-hầu hội lại cả thảy được 800 nước.


Ðánh xong nhà Ân, vua Vũ-vương phong cho hơn 70 người làm vua chư-hầu, chia ra làm 5 bậc
là: công, hầu, bá, tử, nam. Nước phong cho người tước công, tước hầu thì rộng 100 dặm
gọi là đại-quốc; nước phong cho người tước thì rộng 70 dặm, gọi là trung-quốc; nước
phong cho người tước tử, tước nam thì rộng 50 dặm, gọi là tiểu quốc. Những nước không
đủ 50 dặm, thì gọi là nước phụ-dung.



2- Quan chế

Nhà Hạ đặt tam-công, cửu-khanh, 27 đại-phụ, 81 sĩ-nguyên.

Nhà Ân đặt hai quan tướng, sáu quan thái là: thái-tể, thái-tông, thái-tử, thái-thúc, thái-sĩ, thái-
bốc; năm quan là: tư-đồ, tư-mã, tư-không, tư-sĩ, tư-khấu; sáu phủ là: tư-thể, tư-mộc, tư-thủy,
tư-thảo, tư-khí, tư hóa; sáu công là: thổ-công, kim-công, thạch-công, thủy-công, thú-công và
thảo-công.


Ðến nhà Chu, ông Chu-công đặt ra sáu quan gọi là: thiên-quan, địa-quan, xuân-quan, hạ-quan,
thu-quan, đông-quan. Mỗi một quan lại có 60 thuộc-quan, cộng cả lại là 360 người.


Người làm đầu thiên-quan, gọi là trủng-tể, thống cả việc chính trị trong nước, việc thu nạp cả
năm và mọi việc ở trong cung. Người làm đầu địa-quan gọi là đại-tư-đồ giữ việc nông, việc
thương, việc giáo-dục và việc cảnh-sát. Người là đầu xuân-quang gọi là đại-tông-bá, giữ việc
tế, tự, triều, sinh, hội-đồng v.v… Người làm đầu hạ-quan gọi là đại-tư-mã, giữ việc binh mã và
việc đi đánh dẹp. Người làm đầu thu-quan, gọi là đại-tư-khấu. giữ việc dân, việc hình và việc
kiện-tụng. Người làm đầu đông-quan gọi là đại-tư-không, giữ việc khuyến-công, khuyến-nông
và việc thổ-mộc v.v…


Trên lục quan lại đặt tam-công, là: thái-sư, thái-phó, thái-bảo, tam cô là: thiếu-sư, thiếu-phó,
thiếu-bảo, để bàn xét việc trị nước yên dân, chứ không dự vào việc hành-chính’


3- Pháp chế

Về đời thái-tổ thì có năm hình, ngoài năm hình lại có phép đánh bằng roi da và tội lưu. Ðến
đời nhà Hạ, nhà Ân và nhà Chu thì lại đặt phép chặt chân, gọt đầu và tội đồ. Ðến cuối đời nhà
Chu thì đặt ra tội bêu đầu, xé thây, lăng-trì, mổ, muối v.v…


(Còn tiếp - Xin đọc tiếp)


Trở lại Trang Sử Việt


Biển Ðông






No comments:

Post a Comment