Saturday 20 March 2010

Tieu Saigon - 1

Truyện dài
Lý Tuấn
Bài 1



Tiểu Sài-gòn

Trở lại Trang Tiểu Thuyết


LỜI GIỚI THIỆU  


Tiểu Sài-gòn” là cuốn sách đầu tay của Lý Tuấn. Anh đã để nhiều thời gian soạn nhạc, ca ngợi đất nước Việt Nam và nêu lên nguyên nhân sự nghèo khổ của người dân Việt Nam còn ở trong nước. Nhưng, bão đã nổi lên ở “Tiểu Sài-gòn” trong vụ tên Trần Trường treo cờ máu và ảnh họ Hồ. Cái hào khí ấy tràn tới châu Âu và Lý Tuấn dựa vào đề tài đó để viết ra cuốn “Tiểu Sài-gòn”. Các nhân vật trong “Tiểu Sài-gòn” dưới ngòi bút tinh tế của Lý Tuấn khiến chúng ta thấy như những con người thật ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam hiện nay đang quanh chúng ta. Đấy chính là nét nổi bật của Lý Tuấn về khả năng nhận xét và khắc họa. Cho nên “Tiểu Sài-gòn” có sức lôi cuốn người đọc từ giòng đầu đến trang chót.


Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Tiểu Sài-gòn” đến quí bạn đọc và cảm ơn Lý Tuấn đã có nhã ý để tôi viết lời giới thiệu này.


Tháng 12–2000
Việt – Thường


=====(<>)=====


Chương I


THỦ – ĐÔ
của người Việt tị nạn
cộng sản ở hải ngoại


Mấy ngày qua, mỗi chiều sau khi tan học, Dũng lại đến đứng tần ngần ở một góc đường nhìn từng đoàn người nam, nữ… đủ mọi lứa tuổi, trong đó có cả bố anh, lũ lượt từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ kéo về tập trung tại thủ đô “Tiểu Sài-gòn” (Little Saigon). Dũng thắc mắc tự hỏi: “Không hiểu tại sao những người Việt tị nạn cộng sản đã phải mất thì giờ, tiền bạc làm cuộc biểu tình chống việc treo cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh” của Trần Trường? Theo ý anh, một sinh viên năm thứ hai ngành điện toán, hành động của Trần Trường là một chuyện thông thường ở các quốc gia dân chủ tự do được pháp luật cho phép cũng như bảo vệ. Hơn nữa, Việt Nam giờ đây “đã thiết lập ngoại giao với quốc gia nơi anh ra đời và trưởng thành là: Hoa Kỳ!” Đồng thời, Việt Nam cũng đã “đổi mới, mở cửa” và luôn luôn nở nụ cười cùng mở rộng vòng tay chào đón những người con tha hương về thăm Đất Mẹ! Anh có ý định vào dịp hè tới sẽ về thăm quê hương với một người bạn thân cùng trường là Duy.


Dũng là con út trong gia đình gồm một anh và một chị. Cả anh lẫn chị của Dũng đã lập gia đình và mỗi người có một đứa con, sống riêng, nên gia đình chỉ thường xuyên liên lạc nhau qua điện thoại ngoại trừ một, hai buổi họp mặt trong bữa ăn chung hàng tháng. Riêng Dũng thì ở với cha mẹ vì còn độc thân và là sinh viên. Trong gia đình thường hay có chuyện bất đồng ý kiến khi thảo luận về Việt Nam. Bố của Dũng, ông Tâm, một giáo chức tốt nghiệp từ trường Quốc gia Sư phạm Sài-gòn trước năm 1975, nhưng ở vào tuổi lính và trong lúc đất nước đang tràn ngập khói lửa chiến tranh do cộng sản miền Bắc gây ra, ông phải lên đường nhập ngũ. Ra trường quân sự, đi phục vụ trong một đơn vị tác chiến rồi bị thương, sau đó được biệt phái trở về ngành giáo dục. Mẹ Dũng, bà Tâm, là người phụ nữ tính tình hiền hòa, ít nói và luôn luôn tránh những cuộc bàn thảo về đất nước trong gia đình cũng như ở ngoài đời. Chị của Dũng, chị Thanh, tính cũng giống mẹ nên thường yên lặng trong những buổi họp mặt đầy sóng gió. Chỉ có ông Tâm và anh cả của Dũng là Trung thì hay có những cuộc tranh cãi với Dũng về tình trạng nước nhà dưới chế độ cộng sản hiện hữu một cách hào hứng. Thường thì Dũng thua.


Dù thua trong những cuộc tranh luận, nhưng trong thâm tâm anh không bao giờ chấp nhận thua vì nghĩ rằng ý kiến của anh là cởi mở, thích hợp với thời đại, hòa giải hơn và nhất là mọi người nên quên đi quá khứ, định kiến, thù hận… để tiến tới hòa hợp với chế độ vì đất nước cần mọi người chung vai xây dựng lại những tàn phá, đổ nát sau những năm dài chiến tranh. Cái ý kiến đó chính là nguyên ủy đối nghịch gay gắt khó thể hóa giải giữa anh với bố và anh Trung. Bố anh thường nói rằng: “Dù miền Nam Việt Nam phải chịu đựng cuộc chiến tranh xâm lược và phá hoại do tập đoàn đảng cộng sản của Hồ chí Minh tiến hành nhưng chưa có người dân nào chết đói; các cơ sở kinh tế, giáo dục, y tế v.v… vẫn được phát triển vượt bực. Mãi sau tháng 4 năm 1975, Đỗ Mười, đại diện tập đoàn cộng sản Việt Nam, đã hủy diệt trọn nền kinh tế và toàn bộ xã hội Miền Nam như chúng từng làm ở Miền Bắc sau năm 1954, qua chính sách “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, “vùng kinh tế mới”, “đổi tiền”, “đẩy dân ra biển” v.v…, cướp trọn vẹn tài sản nhân dân và quốc gia vào trong tay đảng cộng sản; tàn phá tận gốc rễ mọi tiềm năng đạo đức, truyền thống của người Việt Nam để biến thành nô lệ; đưa cả nước vào con đường lầm than, đói khổ… để đến nỗi đất nước bị liệt vào hạng nghèo đói nhất thế giới. Giờ đây, sau hơn một phần tư thế kỷ thống trị toàn bộ đất nước, chúng lại kêu gọi chúng ta “quên quá khứ, quên định kiến, xóa bỏ hận thù…” để chung vai xây dựng lại kinh tế nhưng dưới sự lãnh đạo của chúng. Nhìn vào thực chất của vấn đề, chúng đã gây ra máu chảy thành sông, xương chất đầy đồng và những thảm cảnh đất nước ngày nay với hận thù chồng chất, nhưng chúng chưa bao giờ tỏ thái độ quay nhìn những hậu quả đau thương của dân tộc với những ăn năn hối hận, chứ nói chi đến thực hiện những lời kêu gọi đó với nhân dân ở trong nước ngoài những trại tù. Nhưng tại sao chúng lại kêu gọi tập thể tị nạn cộng sản này? Ý nghĩa của những lời kêu gọi đó chỉ là cách kêu gọi chúng ta đầu hàng, nhưng nghe có vẻ “hàn lâm” vì tập thể này nằm ngoài tầm tay thống trị của chúng. Nói cách khác, đó chỉ là tuyên truyền để tìm cách thu phục và kiểm soát cộng đồng chúng ta; dùng chúng ta trong vai trò bù nhìn để xác định vai trò lãnh đạo và củng cố đảng tức là bộ máy đàn áp. Từ đó, tập thể tị nạn này sẽ trở thành cành hoa tiếp tay tô điểm cái chế độ thối nát và tàn bạo đó mà thôi. Nếu chúng ta không hợp tác, bố chắc chắn chúng sẽ phải sụp đổ. Ở vào thời đại này, một chính quyền đi ngược lại lòng dân, không đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế, dân chủ chính trị v.v… thì sẽ bị dân chúng cho đi chỗ khác chơi bằng hai cách: Một, là trong hòa bình qua các cuộc tổng tuyển cử như ở những quốc gia này – Hai, là người dân không còn cách nào khác hơn là đứng dậy đấu tranh như ở Nga và các nước Đông âu. Bố đề nghị con nên suy nghĩ thật kỹ, quan sát cẩn thận những hành động của chúng rồi so sánh với những lời kêu gọi đó thì con sẽ có những dữ kiện khách quan để làm lộ trình cho tư tưởng của con. Bố đồng ý việc xây dựng lại đất nước là bổn phận và trách nhiệm của mọi người công dân. Nhưng điểm quan trọng là người dân phải được tự do thực hành cái quyền đó mà không sợ bất cứ đe dọa nào từ phía chính quyền. Tiếc thay, người dân không thể hành xử cái quyền căn bản đó vì sự độc tài và độc quyền lãnh đạo đất nước của chúng! Còn về vấn đề hòa giải, người dân Việt luôn luôn có thái độ hòa giải và đã bị lừa nhiều lần bởi cái đảng hiện tại. Bây giờ đến lúc họ phải thực thi bằng cách thể hiện hành động như các đảng cộng sản anh em của họ ở Đông Âu, hòa giải sẽ đến ngay với dân tộc. Họ luôn luôn dùng quá khứ làm bình phong tuyền truyền không ngoài mục đích bảo vệ việc giữ chặt quyền lực tức là đặc quyền đặc lợi cho đảng của họ. Nói một cách dễ hiểu hơn, họ dùng những cụm từ đó là chỉ có tính cách mị dân. Bố công nhận rằng họ cũng đạt được một vài thành quả nào đó. Bởi vì, ở đâu cũng có những thành phần nhẹ dạ, cơ hội sẵn sàng bán rẻ lương tâm để được chút quyền lợi cho riêng mình, vì loại người này coi đó là con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất trong tiến trình tiến thân của họ. Con có hiểu tại sao thế giới đã phải chi tiêu hàng bao nhiêu tỷ mỹ kim để truy tìm quá khứ? Vì nếu không có quá khứ thì làm sao có được hôm nay và ngày mai. Theo ý bố, việc nhớ quá khứ và tiêu tiền đó là chính đáng. Theo ý con là nên quên thì hóa ra ý bố sẽ trở thành bảo thủ vì không bắt kịp đà tiến văn minh; và nó cũng còn có ý nghĩa là chúng ta phải quên luôn cả tổ tiên nòi giống để chỉ biết có ông Hồ, ông Mác, ông Lê, ông Stalin, ông Mao… như tập đoàn cộng sản? Hơn nữa, con không hiểu mục đích lời kêu gọi đó là chỉ để che dấu sự bế tắc của quốc gia về mọi mặt mà chính chúng là thủ phạm. Ngoài ra, quên quá khứ là chúng ta phải quên đi mọi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của họ đối với nhân dân Việt Nam; quên đi bao tội ác, bán nước, bán dân của chúng! Thâm độc hơn nữa, họ dùng việc kêu gọi này như một bằng chứng để đổ lỗi cho chúng ta là những người gây ra thảm trạng đất nước vì không chấp nhận quên… để hòa nhập với chúng! Tóm lại, bố nghĩ, tại một quốc gia khi dân chủ tự do được phát triển thực sự, nhân quyền được tôn trọng, thì những lời kêu gọi quên đi quá khứ chỉ là chuyện có tính cách khôi hài. Vậy, đấu tranh cho dân chủ tự do, nhân quyền và xây dựng lại quốc gia, tôn trọng quá khứ… là lập trường không thay đổi của bố. Bố thấy có bổn phận phải góp sức đấu tranh với mọi người để đạt cho được những mục tiêu chính đáng đó”.



(Còn tiếp)


Biển Ðông

Trở lại Trang Tiểu Thuyết

No comments:

Post a Comment